Nam Phương hoàng hậu và những bức ảnh ít người biết: Từ bé đã có vẻ đẹp và thần thái hơn người

Nam Phương hoàng hậu là biểu tượng của cốt cách người phụ nữ thời bấy giờ, nhưng cuộc đời của bà lại chẳng êm đềm với những thăng trầm của cuộc sống, chìm đắm trong nước mắt. Cùng nhìn lại những bức ảnh hiếm có về cuộc đời của vị hoàng hậu cuối cùng của triều Nguyễn.

Hoàng hậu cuối cùng – cốt cách “có một không hai”

Cuộc đời của Nam Phương hoàng hậu được khắc hoạ từ khi còn là cô con gái đất Gò Công cho tới lúc vào ngôi nhà chính thê thiên tử và những năm cuối đời lặng lẽ trên đất Pháp. Bà tên thật là Nguyễn Hữu Thị Lan sinh ngày 14/12/1914 tại Gò Công (nay thuộc thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang), là con gái thứ trong một gia đình giàu có với ruộng đất rải rác khắp các tỉnh Nam Kỳ lúc bấy giờ.

Nam Phương Hoàng hậu khi còn trẻ
Nam Phương Hoàng hậu khi còn trẻ

Khi 12 tuổi, Nguyễn Hữu Thị Lan theo học tại trường nữ sinh danh tiếng Couvent des Oiseaux, Paris. Cho tới năm 18 tuổi, cô gái này tốt nghiệp tú tài toàn phần và lên tàu trở về Việt Nam. Trên chuyến tàu D’Artagnan của hãng Messagerie Maritime đưa Nguyễn Hữu Thị Lan về nước có sự hiện diện của vị vua trẻ Bảo Đại. Tuy nhiên, bà và vua Bảo Đại có gặp nhau trên tàu không cũng không được ghi chép một cách chắc chắn.

Hai người có cuộc gặp gỡ ở Đà Lạt sau này dù là cơ duyên hay sắp đặt cũng là sự tái ngộ, cùng nhau chơi quần vợt và sánh bước trong những buổi tiệc sang trọng trước khi nảy sinh tình cảm.

Nam Phương Hoàng hậu trong trường nữ sinh nội trú Couvent des Oiseaux, Paris năm 1925
Nam Phương Hoàng hậu trong trường nữ sinh nội trú Couvent des Oiseaux, Paris năm 1925

Đăng cơ phượng vị xong xuôi, quả Nam Phương Hoàng hậu có chiều lòng con dân khi trở thành một hiền thê mẫu mực chuẩn chỉnh trong khoản ăn mặc. Chỉ có Bảo Đại là thất hứa với bà, từng thề nguyền thủy chung một vợ một chồng nhưng hóa ra cái tính phong lưu chỉ có tăng theo năm tháng chứ nào giảm cho được.

Thời bấy giờ, Nam Phương hoàng hậu được xem như biểu tượng của vẻ đẹp phụ nữ, một cốt cách lớn. Bà là một người phụ nữ nhân hậu, thương dân và có những ứng xử “có một không hai”, thậm chí trong cả cách ghen.

Cựu hoàng hậu trong trang phục hoàng gia, 1949
Cựu hoàng hậu trong trang phục hoàng gia, 1949

Không một câu mắng chửi, không một lời đe dọa nhưng bức thư vẫn thể hiện rõ thái độ của một bà hoàng trước nhân tình của chồng. Vỏn vẹn 66 chữ nhưng lại đủ tinh tế để đến mãi sau này những dòng chữ của Nam Phương vẫn được coi là “lá thư đánh ghen” nổi tiếng nhất của sử Việt.

“Chồng chung chưa dễ ai nhường cho ai” nhưng nhìn cảnh tượng ấy, bà hoàng không khỏi xót lòng, xót dạ cho thân phận đàn bà và sự bội ước, lăng nhăng của người đàn ông.

Xem thêm: Những giai nhân tuyệt sắc từng đi qua cuộc đời cựu hoàng Bảo Đại

Thiếu thời thơ ngây, thần thái hơn người

Nam Phương hoàng hậu thưở thiếu thời sống trong nhung lụa, tuổi xuân êm đềm thong thả. Bà nổi bật với chiều cao 1m75, luôn là tâm điểm của mọi khung hình. Sắc vóc mảnh khảnh, gương mặt thanh tú, ánh mắt kiêu hãnh của chim oanh trong lồng son… và đặc biệt nhất có lẽ là mái tóc phi-dê bất biến, thường là từng búp quăn với phần mái chải bồng cao thời thượng, thay vì xoăn-tít-thò-lò như cánh gái phố thị thường nhẵn mặt chốn phồn hoa.

Mái tóc được bà để kiểu midi dài 5 phân trên phần mắt cá chân, có độ ôm lẫn độ rủ tựa hồ một lớp da thứ hai trên sắc vóc bản thân. Nhìn bà hết mức nữ tính và khéo chiều đường cong phụ nữ, nhưung lại không hề phô phang chút phần da thịt nào.

Thần thái hơn người của Nam Phương hoàng hậu
Thần thái hơn người của Nam Phương hoàng hậu

Cùng ngắm những hình ảnh của Nam Phương hoàng hậu để thấy khí chất ngời ngời của chuẩn mực phụ nữ thời đó.

Chân dung Nam Phương Hoàng hậu năm 1940
Chân dung Nam Phương Hoàng hậu năm 1940
Một bức ảnh chân dung của Nam Phương Hoàng hậu
Một bức ảnh chân dung của Nam Phương Hoàng hậu
Nam Phương Hoàng hậu cùng các con về thăm trường Couvent des Oiseau, Paris
Nam Phương Hoàng hậu cùng các con về thăm trường Couvent des Oiseau, Paris
Madame Coty, vợ của Tổng thống Pháp Rene Coty, nói chuyện với Hoàng hậu Nam Phương
Madame Coty, vợ của Tổng thống Pháp Rene Coty, nói chuyện với Hoàng hậu Nam Phương

Bà Nam Phương mất đi, dù vậy chút hương nồng của nước Nam trên đất Pháp lặng lẽ vẫn là những di sản quý báu khiến biết bao người người cảm thán, ngưỡng mộ khi nghĩ về Hoàng hậu cuối cùng của triều đại nhà Nguyễn nói riêng và chế độ quân chủ Việt Nam nói chung.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *