Hà Nội xưa trong loạt ảnh để đời của người Pháp: Ga Hà Nội năm 1898, chợ Đồng Xuân 1931, Hồ Hoàn Kiếm 1938

Hà Nội xưa

Cùng quay ngược thời gian để ngắm nhìn Hà Nội xưa qua lăng kính nhiếp ảnh gia Pháp, để thêm thương mảnh đất bình yên, cổ kính mà cuốn hút đến lạ kỳ.

Loạt ảnh do trang mạng Hiệp hội bằng hữu Huế xưa của Pháp (Aavh.org) đăng tải.

Ngõ nhỏ, phố nhỏ, Hà Nội để nhớ để thương ở đó

36 phố phường là đặc trưng rất riêng của Thủ đô, và trở thành đề tài bất tận cho những ai muốn ghi lại khoảnh khắc bình dị trên mảnh đất này. Các “Hàng” ở thì quá khứ, dẫu chẳng sầm uất như bây giờ, nhưng lại gây ấn tượng mạnh bởi vẻ cổ kính, xưa mà không cũ, mang đậm phong vị của vùng đất nghìn năm văn hiến.

Phố Jean Dupuis, nay là Phố Hàng Chiếu, 1931
Ô Quan Chưởng trên phố Hàng Chiếu

Trong hình, trên phố có một xe chở chiếu cói, mặt hàng chính được buôn bán trên phố này. Ngày nay, Hàng Chiếu là một trong ít phố cổ hiếm hoi còn giữ gìn và buôn bán các mặt hàng truyền thống theo đúng tên gọi của mình.

Phố Hàng Đường nổi tiếng với đủ loại mứt kẹo, 1931
Phố Hàng Bạc nhộn nhịp, 1931
Phố Hàng Thiếc đặc trưng bởi các thùng, xoong thiếc, 1931
Phố Hàng Hòm “nhìn đâu cũng thấy hòm”, 1931
Phố Hàng Đồng, 1931
Phố Bát Đàn, 1931
Họp chợ tại khu vực phố cổ
Khu vực Yên Phụ, nơi có nhà máy thuốc lá và nhà máy nước, 1937

Xem thêm: Nhà ngoại giao Anh ghi lại hình ảnh Hà Nội 1980: Cưa gỗ giữa phố Tô Tịch, Tạ Hiện toàn những hàng “đặc sản”

Linh hồ của đất kinh kỳ

Nhắc tới Hà Nội, không thể nào không nhớ đến hồ Hoàn Kiếm. Ngôi hồ nhỏ giữa lòng Thủ đô đã trải qua bao biến thiên lịch sử, chứng kiến sự phát triển không ngừng của thành phố. Những ngày xưa ấy, hồ Hoàn Kiếm vẫn mang vẻ đẹp bình yên làm say đắm lòng người.

Hồ Hoàn Kiếm, 1938
Tháp Rùa cổ kính

Ít người biết rằng, trên đỉnh của Tháp Rùa từng có tượng Nữ thần Tự Do. Bức tượng được đặt ở Tháp Rùa từ năm 1891 – 1896, sau đó chuyển về vườn hoa Neyret (vườn hoa Cửa Nam).

Các công trình một thời vang bóng

Nhà ga đầu tiên ở Hà Nội được Pháp khởi công xây dựng năm 1899, khánh thành năm 1902 và đặt tên là ga Trung tâm Hà Nội. Vì cái tên quá dài và thói quen gọi tên theo địa danh nên dân chúng gọi là ga Hàng Cỏ (nay là ga Hà Nội).

Ga Hà Nội khoảng năm 1898 – 1901
Ga được xem như chứng nhân lịch sử hơn 100 năm tuổi của Thủ đô

Ra đời từ đầu thế kỷ 19, chợ Đồng Xuân là nơi giao thương buôn bán, là di tích văn hóa và là chứng tích lịch sử gắn liền với Hà Nội nghìn năm văn hiến. Mặt tiền theo kiến trúc Pháp, gồm năm phần hình tam giác có trổ lỗ như tổ ong, lợp mái tôn. Đến nay, chợ đập bỏ 2 dãy ngoài cùng, xây dãy giữa lên làm 3 tầng.

Chợ Đồng Xuân, 1931

Bảo tàng Maurice Long là viện bảo tàng kinh tế đầu tiên và lớn nhất của Đông Dương, còn gọi là Nhà Đấu xảo. Công trình này bị b.o.m Mỹ ph.á h.ủy khi Nhật chiếm đóng Hà Nội năm 1945, đến thập niên 1980 trở thành nơi xây Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt – Xô.

Bảo tàng Maurice Long, 1930

Hà Nội những năm đầu thế kỉ XX còn nổi bật với những dinh thự đậm chất châu Âu.

Các dinh thự ở khu người Âu, 1930

Ở trong ảnh, trục đường bên phải là đại lộ Rollandes, nay là đường Hai Bà Trưng, trục bên trái um tùm cây xanh, là các đường Borgnis Desborder, Paul Bert (nay là trục Tràng Thi, Hàng Khay, Tràng Tiền) hướng về Nhà hát Lớn.

Khu vực bệnh viện Saint Paul (Xanh Pôn), 1930

Các trục đường ngang theo thứ tự từ dưới lên ngày nay là Nguyễn Thái Học, Trần Phú, Lê Hồng Phong. Hai trục đường dọc từ trái sang phải nay là đường Hùng Vương và Chu Văn An. Khu nhà chính giữa bức ảnh là trụ sở Bộ Tư pháp hiện tại.

Toàn cảnh Trường Trung học Albert Sarraut (nay là Văn phòng Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam), 1938

Sân bay Bạch Mai là một sân bay quân sự được thực dân Pháp sử dụng phục vụ cho cuộc ch.iến tr.anh xâm lược ở Việt Nam. Sau khi tiếp quản Thủ đô Hà Nội 1954, Nhà nước và Bộ Quốc phòng vẫn sử dụng sân bay Bạch Mai là sân bay quân sự.

Sân bay Bạch Mai và khu vực lân cận, 1932

Hiện một phần của sân bay đã được chuyển thành Bảo tàng Phòng không Không quân. Những phần còn lại được “xẻ” ra thành các địa điểm kinh doanh dịch vụ vui chơi, giải trí sầm uất như: sân tập golf, các sân bóng đá mini, khách sạn, siêu thị điện máy…

Các khu nhà của sân bay Bạch Mai

Cầu Long Biên cũng là một công trình không thể bỏ quên khi nhắc đến Hà Nội.

Cầu Paul Doumer hay cầu Long Biên,1932

Xem thêm: Hà Nội 1940 qua góc nhìn của nhiếp ảnh gia Mỹ: Bộ ảnh khiến những người xa quê phải bồi hồi

Nhìn lại những bức ảnh trong quá khứ, mới thấy hết vẻ đẹp cổ kính, dung dị nhưng không kém phần sang trọng của đất kinh kỳ.

Tổng hợp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *