Những hình ảnh để đời về Cố đô Huế năm 1896 – 1900: Bất ngờ với ngai vàng của vua, voi chiến trong Hoàng thành

Cố đô Huế – nơi đóng đô của vương triều nhà Nguyễn trong suốt 140 năm từ 1805 đến 1945. Hiện nay cố đô Huế có rất nhiều di tích thuộc cụm Quần thể di tích Cố đô Huế được UNESCO công nhận là Di sản Văn hoá Thế giới. Cùng điểm qua những loạt ảnh cực hiếm về cố đô Huế giai đoạn 1896 – 1900 ngay sau đây nhé.

L.ăng Tự Đức

Tự Đức đã sớm nghĩ đến việc xây l.ăng m.ộ cho mình ngay khi còn sống. Vốn là một người giỏi thi phú, ông đã chọn cho mình một nơi yên nghỉ xứng đáng với ngôi vị của mình, địa điểm được chọn để xây l.ăng trong một thung lũng hẹp thuộc làng Dương Xuân Thượng, tổng Cư Chánh.

Những người bảo vệ lăng Tự Đức đứng trước Bi Đình (nhà bia) của lăng.

Khi mới khởi công xây dựng, vua Tự Đức lấy tên Vạn Niên Cơ đặt tên cho công trình, với mong muốn được trường tồn. Tuy nhiên, do công việc sưu dịch xây l.ăng quá cực khổ, lại bị quan lại đ.ánh đ.ập t.àn nhẫn, là nguồn gốc cuộc n.ổi l.oạn Chày Vôi của dân phu xây lăng.

Hồ Lưu Khiêm trong khuôn viên lăng Tự Đức.

Tấm bia đá Thánh đức thần công nằm ngay sau Bái Đình trong lăng Tự Đức. Bia được xây dựng vào năm 1875, làm bằng đá hoa cương nguyên khối lấy từ tỉnh Thanh Hóa vào (đá Thanh), chiều cao toàn thân là 407cm; rộng 259cm. Trong đó, trán bia cao 97cm, rộng 287,5cm, tai bia mỗi bên rộng 22cm, chỗ dày nhất là 48cm.

Bia có trọng lượng ước tính khoảng 22 tấn. Tấm bia này đã được Trung tâm Sách kỷ lục VN xác lập kỷ lục là bia đá cao và nặng nhất VN vào năm 2008. Tấm bia hội đủ các nét đặc trưng của phong cách bia ký thời Nguyễn, bia hình chữ nhật, trán bia hình chiếc khánh.

Tấm bia bằng đá Thanh Hóa nặng 20 tấn có khắc bài “Khiêm Cung Ký” trong Bi Đình.

Điện Thái Hòa

Ngay trong tên gọi “Thái Hòa” được đặt cho công trình này cũng mang rất nhiều ý nghĩa sâu sắc. Chữ “Thái” với ý nghĩa là sự to rộng, lớn lao, chữ “Hòa” ý chỉ hòa hợp, hài hòa, giữa cương và nhu, giữa âm và dương, giữa người với người.

Khi mọi thứ đều hòa hợp thì vạn vật giữa trời đất tốt tươi. Dường như đây là mong muốn của các vị vua triều Nguyễn muốn đem lại một cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho muôn dân, nhằm đưa vương triều ngày một thịnh vượng và vững mạnh.

Những hình ảnh để đời về Cố đô Huế năm 1896 – 1900: Bất ngờ với ngai vàng của vua, voi chiến trong Hoàng thành
Điện Thái Hòa trong Hoàng thành Huế.

Quá trình xây dựng và trùng tu điện Thái Hòa được chia làm 3 thời kỳ chính; mỗi thời kỳ đều có những thay đổi lớn, cải tiến về kiến trúc và trang trí. Vua Gia Long khởi công xây dựng vào ngày 21 tháng 2 năm 1805 và hoàn thành vào tháng 10 cùng năm.

Năm 1833 khi vua Minh Mạng quy hoạch lại hệ thống kiến trúc cung đình ở Đại Nội, trong đó có việc cho dời điện về mé nam và làm lại đồ sộ và lộng lẫy hơn. Năm 1923 dưới thời vua Khải Định để chuẩn bị cho lễ Tứ tuần Đại khánh tiết của nhà vua (mừng vua tròn 40 tuổi) diễn ra vào năm 1924, điện Thái Hòa đã được “đại gia trùng kiến”.

Cận cảnh điện Thái Hòa. Một phái đoàn Pháp đứng trước điện sau khi yết kiến nhà vua.

Qua các đợt trùng tu lớn nói trên và nhiều lần trùng tu sửa chữa nhỏ khác dưới thời vua Thành Thái, Bảo Đại và trong thời gian gần đây (vào năm 1960, 1970, 1981, 1985 và 1992) điện Thái Hòa đã ít nhiều có thay đổi, vẻ cổ kính ngày xưa đã giảm đi một phần. Tuy nhiên, cốt cách cơ bản của nó thì vẫn còn được bảo lưu, nhất là phần kết cấu kiến trúc và trang trí mỹ thuật.

Điện Thái Hòa là biểu trưng quyền lực của Hoàng triều Nguyễn. Điện, cùng với sân chầu, là địa điểm được dùng cho các buổi triều nghi quan trọng của triều đình như: lễ Đăng Quang, sinh nhật vua, những buổi đón tiếp sứ thần chính thức và các buổi đại triều được tổ chức 2 lần vào ngày mồng 1 và 15 âm lịch hàng tháng.

Những hình ảnh để đời về Cố đô Huế năm 1896 – 1900: Bất ngờ với ngai vàng của vua, voi chiến trong Hoàng thành
Ngai vàng của nhà vua đặt tại trung tâm điện Thái Hòa.

Vào những dịp này, nhà vua ngồi uy nghiêm trên ngai vàng. Chỉ các quan Tứ trụ và những hoàng thân quốc thích của nhà vua mới được phép vào điện diện kiến. Các quan khác có mặt đông đủ và đứng xếp hàng ở sân Đại triều theo cấp bậc và thứ hạng từ nhất phẩm đến cửu phẩm, quan văn đứng bên trái, quan võ đứng bên phải. Tất cả các vị trí đều được đánh dấu trên hai dãy đá đặt trước sân chầu.

Viện Cơ Mật của triều đình nhà Nguyễn

Sau việc dẹp loạn Lê Văn Khôi tại Nam Kỳ, vua Minh Mạng cho lập một cơ quan đặc trách để tham khảo về những vấn đề trọng mật, nhất là về mặt quân sự. Nhà vua theo mẫu Khu mật viện của nhà Tống và Quân cơ xứ của nhà Thanh để lập ra Cơ mật viện.

Những hình ảnh để đời về Cố đô Huế năm 1896 – 1900: Bất ngờ với ngai vàng của vua, voi chiến trong Hoàng thành
Viện Cơ Mật của triều đình nhà Nguyễn.

Cơ quan này do bốn đại thần điều hành, tương tự như Nội các nhưng các vị đại thần viện Cơ mật thuộc trật Chánh tam phẩm trở lên và giữ các chức vụ khác nữa. Quan Cơ mật thường mang danh hiệu Đại học sĩ của các điện Đông Các, Văn Minh, Võ Hiển và Cần Chánh.

Cơ mật viện được chia làm hai ty là Bắc ty và Nam ty. Thuộc quan là các quan có hàm Hàn lâm viện ở Lục bộ sung hàm Hành tẩu. Ty Nam phụ trách các việc từ Quảng Bình trở vào, Ty Bắc phụ trách các việc từ Hà Tĩnh ra. Mỗi ty có 1 viên Ngoại lang, trật Chánh ngũ phẩm, 1 Chủ sự trật Chánh lục phẩm, 2 Tư vụ hoặc Biên tu, trật Chánh thất phẩm và Kiểm thảo, trật Tòng thất phẩm.

Những hình ảnh để đời về Cố đô Huế năm 1896 – 1900: Bất ngờ với ngai vàng của vua, voi chiến trong Hoàng thành
Bức bình phong tuyệt đẹp trước viện Cơ Mật.

>>> Xem thêm: Ảnh hiếm về Thảo Cầm Viên trước 1975 : Từng là nơi mơ ước của lứa tuổi U60 và U70 về trước

9 Kh.ẩu thần công và voi chiến trong Hoàng Thành Huế

Sau khi đ.ánh b.ại nhà Tây Sơn, vua Gia Long ra lệnh thu thập tất cả các b.inh k.hí và vật dụng bằng đồng để đúc thành 9 khẩu th.ần c.ông để làm vật chứng cho chiến thắng vẻ vang của mình.

Công việc đúc chính thức bắt đầu từ ngày 31 tháng 1 năm 1803 (năm Gia Long thứ 2 – Quý Hợi), và đặt dưới quyền giám sát của 4 người là Đô Thống chế Nguyễn Văn Khiêm (tước Khiếm Hòa hầu), Chánh quản cơ Hoàng Văn Cẩn (tước Cẩn Thận hầu), Phó quản cơ Ích Văn Hiếu (có nơi ghi tên ông là Cái Văn Hiếu) (tước Hiếu Thuận Hầu), và Tham tri Bộ Công là Phan Tấn Cẩn (tước Cẩn Tín hầu).

Những hình ảnh để đời về Cố đô Huế năm 1896 – 1900: Bất ngờ với ngai vàng của vua, voi chiến trong Hoàng thành
Cửu vị thần công của nhà Nguyễn.

Bốn vị chỉ huy đúc súng các chức hầu có ý nghĩa: khiếm hòa, cẩn thận, hiếu thuận, cẩn tín. Như vậy, để đúc thành công 9 kh.ẩu s.úng t.hần c.ông này, vua Gia Long đã rất thận trọng, tinh tuyển lựa chọn ra những con người ưu tú nhất, không chỉ vững vàng về trình độ chuyên môn mà còn hội tụ những đức tính cao đẹp (Khiêm hòa, Cẩn thận, Hiếu thuận, Cẩn tín) để có thể đặt trọn vẹn niềm tin vào họ.

Những hình ảnh để đời về Cố đô Huế năm 1896 – 1900: Bất ngờ với ngai vàng của vua, voi chiến trong Hoàng thành
Lính canh cưỡi voi chiến trong Hoàng thành Huế.

Voi chiến là voi được huấn luyện dưới sự chỉ huy của con người để giao chiến. Mục đích chính là tấn công đối phương, giày xéo và phá vỡ hàng ngũ của quân địch. Chúng được sử dụng đầu tiên ở Ấn Độ, sau phép dùng voi chiến lan sang vùng Đông Nam Á và Trung Đông tới tận Địa Trung Hải.

Trên đây là những hình ảnh cực hiếm về cố đô Huế – nơi đóng đô của triều đại nhà Nguyễn – triều đại cuối cùng của nhà nước phong kiến. Nếu bạn chưa một lần tới Huế chơi, hãy thử một lần tới trải nghiệm và khám phá những địa danh trong bài viết này nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *