Những món hàng hiệu chỉ dành cho “giới siêu giàu” ở thời bao cấp: Có cái lên đến vài ngàn đô

hàng hiệu chỉ dành cho "giới siêu giàu" ở thời bao cấp

Nếu như tiêu chí để đánh giá đại gia hiện đại là nhà, siêu xe, máy bay hay tài sản quy ra tiền, thì thời bao cấp, người có tiền cần phải có một hoặc tất cả những món đồ dưới đây.

Thú chơi hàng hiệu đã có từ thời bao cấp: Những món đồ quen thuộc được tính bằng vàng

Trong thời kỳ kinh tế đất nước còn nhiều khó khăn, giới đại gia Việt vẫn có những thú chơi hàng hiệu thể hiện đẳng cấp. Tiêu chuẩn bộ cánh hàng hiệu thời xưa là sở hữu mũ cối. Mũ cối Trung Quốc có giá rất đắt, bằng 1 chỉ vàng vào những năm 80 (khoảng 80 đồng). Vào thời kỳ cao điểm, giá mũ cối có thể lên tới 150 đồng, gần bằng 2 chỉ.

Thời bao cấp, những chiếc tivi đen trắng hiệu Sharp, Hitachi hay đài VEF 206.. có giá đến 7-10 chỉ vàng được coi là niềm tự hào của giới đại gia. Chỉ gia đình nào “siêu giàu” mới dám mua về xem.

Vô tuyến - thiết bị "siêu sang" của những gia đình giàu có thời bao cấp giữa thời buổi đất nước khó khăn.
Vô tuyến – thiết bị “siêu sang” của những gia đình giàu có thời bao cấp giữa thời buổi đất nước khó khăn.
Đây là một trong những món đồ khiến giới đại gia thời bao cấp khát khao sở hữu.
Đây là một trong những món đồ khiến giới đại gia thời bao cấp khát khao sở hữu.

Không phải Roll Royce hay Ferrari…siêu xe của giới nhà giàu Việt thời bao cấp là chiếc xe đạp thống nhất. Hồi đó, giá trị của chiếc xe đạp ngang xế hộp sang trọng ngày nay. Khi xe đạp trở nên phổ biến hơn những hàng xe như Super Cub 50, Simson, Minsk, Babetta, Chaly,…trở thành những “siêu xe” chỉ có gia đình thật sự giàu có mới mua được.

Mẫu Honda Cub “huyền thoại” cũng là cả gia tài của những người có tiền. Chiếc Honda Cub đầu tiên xuất hiện vào năm 1958, và khi đến Việt Nam, nó đã tạo nên một “lịch sử oai hùng” khi th.ống tr.ị đường phố Việt Nam gần nửa thế kỷ.

Chiếc đài cũ kỹ nhưng ở thời hoàng kim nó là biểu tượng của sự giàu có.
Chiếc đài cũ kỹ nhưng ở thời hoàng kim nó là biểu tượng của sự giàu có.
Nhắc đến hàng hiệu thời bao cấp, các "dân chơi" đều không thể bỏ qua chiếc xe huyền thoại này.
Nhắc đến hàng hiệu thời bao cấp, các “dân chơi” đều không thể bỏ qua chiếc xe huyền thoại này.
Babetta là một trong những "xe sang" của những gia đình danh giá.
Babetta là một trong những “xe sang” của những gia đình danh giá.
Phải là gia đình giàu có mới đủ khả năng để sở hữu thứ này.
Phải là gia đình giàu có mới đủ khả năng để sở hữu thứ này.

Đến tận những năm 1990, gia đình nào có một chiếc Cub trong nhà là cả một gia tài lớn. Chiếc xe Cub đi vào đời sống người Việt phổ biến đến nỗi trong dân gian truyền miệng câu nói nổi tiếng: “Trăm lời anh nói không bằng làn khói Honda”. Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo cũng phải thốt lên: “Bây giờ yêu nghĩa là vèo xe Cub Xe đạp anh x.ịt lốp cả tứ mùa”.

Các phương tiện đi lại của giới siêu giàu thời bao cấp cũng rất khác biệt. Xích lô ngày xưa là phương tiện đi lại không thể thiếu được của những đại gia Sài thành. Xưa kia, giới thượng lưu đi xích lô để thưởng ngoạn cảnh sắc thiên nhiên, đường phố.

Thời bao cấp không phải ai cũng có điều kiện để sở hữu xe đạp cho riêng mình.
Thời bao cấp không phải ai cũng có điều kiện để sở hữu xe đạp cho riêng mình.
Những chiếc xích lô thời ấy được giới siêu giàu dùng để đi ngắm cảnh.
Những chiếc xích lô thời ấy được giới siêu giàu dùng để đi ngắm cảnh.

>>> Xem thêm: Đại gia Hà Nội sở hữu xe cổ chưa đổ xăng: Lúc mua hơn “4 cây vàng”, 40 năm sau bán giá sốc

Đồ trang sức, phụ kiện chỉ cậu ấm, cô chiêu mới có thể sở hữu

Đồng hồ Seiko từng chinh phục giới nhà giàu Sài Gòn và nhanh chóng chiếm ngôi vị số 1 trong những vật dụng xa xỉ của người Hà Nội thời bao cấp. Chiếc đài cũ kỹ nhưng ở thời hoàng kim nó là biểu tượng của sự giàu có và giải trí cực tốt. Chiếc radio ngày đó mang đầy đủ giá trị “thương hiệu” tựa như chiếc điện thoại Vertu ngày nay.

Thời trước, chiếc túi xách da là phụ kiện chỉ những “cậu ấm, cô chiêu” trong những gia đình giàu có mới có cơ hội được sử dụng. Chúng chẳng khác túi hiệu Hermès, Chanel, Prada, Burberry…thời nay của giới nhà giàu.

Đồ chơi "công nghệ" thời kỳ này là đồng hồ Poljot của Liên Xô.
Đồ chơi “công nghệ” thời kỳ này là đồng hồ Poljot của Liên Xô.
Đồng hồ quả lắc thể hiện "đẳng cấp" của nhà giàu.
Đồng hồ quả lắc thể hiện “đẳng cấp” của nhà giàu.
Chỉ cậu ấm cô chiêu mới có thể sử dụng các món phụ kiện đắt đỏ như thế này.
Chỉ cậu ấm cô chiêu mới có thể sử dụng các món phụ kiện đắt đỏ như thế này.

Bàn là thập niên 1970, 1980 là “hàng hiệu xách tay” quý giá từ Liên Xô cũ. Thời xưa, khi mà người ta đi chân đất, guốc mộc và dép cao su xỏ bốn quai là chủ yếu thì những chiếc dép đúc, dép nhựa Tiền phong được coi là một loại dép quý phái.

Về thời trang thì quần bò Thái bán rẻ cũng có giá 2 chỉ vàng. Đối với những mẫu độc và lạ, các đại gia sẵn sàng bỏ ra 4 chỉ để “rinh” về. Áo Liên Xô cũ cũng được coi là món đồ thời thượng không phải ai cũng mua được.

 Không thể thiếu chiếc áo này cho một gia đình có điều kiện.

Không thể thiếu chiếc áo này cho một gia đình có điều kiện.
Một đôi dép cao su - thời trang "hàng hiệu" của một thời gian khó.
Một đôi dép cao su – thời trang “hàng hiệu” của một thời gian khó.
Quần bò Thái giá rẻ nhất cũng lên tới 2 chỉ vàng.
Quần bò Thái giá rẻ nhất cũng lên tới 2 chỉ vàng.

Đúng là ở thời kỳ nào thì hàng hiệu cũng gắn liền với đẳng cấp đại gia. Những món đồ này giờ đây đã trở thành huyền thoại, lưu giữ một thời ký ức của dân tộc trong thời kỳ bao cấp.

Theo Tiền Phong, VietNamDaily

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *