Đà Nẵng 1991 – 1992: Xe khách chạy bằng củi, làm pháo từ sách cũ

Qua ống kính của nhiếp ảnh gia người Đức Hans-Peter Grumpe, khung cảnh bao la, yên bình của Đà Nẵng năm 1991 – 1992 đủ khiến người ta lắng đọng.

Đà Nẵng qua ống kính của nhiếp ảnh gia Hans-Peter Grumpe

Đến thăm Việt Nam vào đầu thập kỷ 1990, thời điểm mà ngành du lịch mới bắt đầu mở cửa, Hans-Peter Grumpe – nhiếp ảnh gia người Đức, đã có cơ hội chiêm ngưỡng vẻ đẹp “nguyên sơ”, chưa bị tác động nhiều bởi xu thế thương mại hóa của xứ sở lúa gạo này.

Ông đã ở Việt Nam tổng cộng 83 ngày (trải dài trong 3 năm 1991, 1992, 1993), vào tháng 7 và tháng 8, tức là mùa mưa – khoảng thời gian thời tiết rất ẩm và nóng, đặc biệt là tại Hà Nội. Dường như, đó cũng là khoảng thời gian mà phong cảnh đẹp nhất và nhịp sống diễn ra sôi động nhất ở một đất nước cận nhiệt đới. Trong 3 năm ấy, Grumpe đã cảm nhận được những thay đổi chóng mặt về kinh tế của một quốc gia đang phát triển.

Biết đến Việt Nam từ thời còn là một sinh viên tham gia các cuộc b̼i̼ể̼u̼ ̼t̼ì̼n̼h̼ phản đối c̼h̼i̼ế̼n̼ ̼t̼r̼a̼n̼h̼ Việt Nam trên đường phố, Grumpe đã ngay lập tức bị quyến rũ bởi vẻ đẹp của cảnh quan cùng lòng tốt và sự hiếu khách của người dân ngay trong lần đầu tiên đặt chân đến nơi đây, theo như thổ lộ của ông trên website cá nhân.

Các bức ảnh chụp từ từ cửa sổ khách sạn.

Grumpe nhận xét: “Nhìn chung, trong dân chúng có một sự lạc quan lớn về sự phát triển của đất nước, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế”. Dưới góc nhìn của một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp, Grumpe đã khắc họa sinh động bộ mặt của một đất nước Việt Nam tươi đẹp, con người Việt Nam chăm chỉ, cần cù và giàu tình bằng hữu.

Gồm 1.600 bức ảnh đặc sắc ghi lại phong cảnh, đời sống sinh hoạt của người dân Việt Nam ở hơn 20 tỉnh thành, trải dài trên 3 miền đất nước, “kho” ảnh của nhiếp ảnh gia Hans-Peter Grumpe là nguồn tư liệu dồi dào và quý giá về Việt Nam đầu thập kỷ 1990 dành cho cộng đồng mạng.

>>> Xem thêm: Bộ ảnh quý về Nha Trang năm 1992: Vắng bóng khách du lịch, giao thông thưa thớt

Bao la và yên ắng của Đà Nẵng năm 1991 – 1992 qua ống kính của Hans-Peter Grumpe

“Tôi đã viếng thăm Đà Nẵng vào năm 1991 và năm 1992. Cả hai lần tôi đi cùng một hướng dẫn viên đầy năng lực, người đã giúp tôi khám phá miền Trung Việt Nam: Ông Đinh Văn Vĩ. Ông đã học sư phạm trong 3 năm tại Chemnitz và nói tiếng Đức rất tốt” – Hans-Peter Grumpe.

Quang cἀnh Đà Nẵng từ mάy bay; trong nền tἀng cάc ngọn nύi đά cẩm thᾳch
Đà Nẵng năm 1992 nhìn từ cửa sổ máy bay. Thời điểm này, toàn thành phố không có bóng dáng của bất kỳ một tòa nhà cao tầng nào
Đà Nẵng - Xem từ cửa sổ khάch sᾳn
Góc Ông Ích Khiêm – Đỗ Quang nhìn từ trên cao, 1991
Đà Nẵng - Xem từ cửa sổ khάch sᾳn
Đường phố Đà Nẵng yên ắng, tĩnh lặng
Đà Nẵng - Xem từ cửa sổ khάch sᾳn
Những ngôi nhà san sát, yên bình
Đà Nẵng - Xem từ cửa sổ khάch sᾳn
Đường phố rộng thênh thang không k̼h̼ó̼i̼ ̼b̼ụ̼i̼

Dù mang dáng dấp của một đô thị “tỉnh lẻ” (Đà Nẵng là tỉnh lỵ của tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng cho đến năm 1996), đường phố Đà Nẵng thời điểm này khá sạch sẽ và ngăn nắp, không thấy có r̼á̼c̼ ̼t̼h̼ả̼i̼ trên đường. Trên đường Hùng Vương ở Đà Nẵng năm 1991. Các trạm xăng công cộng còn rất hiếm nên các quầy xăng lẻ xuất hiện phổ biến bên vỉa hè. Trên đường phố, xe đạp nhiều hơn xe máy. Xe chở hàng siêu cồng kềnh ung dung đi qua ngã tư.

 

Đà Nẵng: mάy tước gỗ
Năm 1991 và 1992, xe chạy ô tô bằng động cơ đ̼ố̼t̼ bằng củi vẫn khá phổ biến ở Đà Nẵng
Đà Nẵng: Xe buу́t cό gas
Loại xe chạy không sử dụng xăng dầu như xe đời mới hiện nay

Vào năm 1991 và 1992, xe chạy ô tô bằng động cơ đ̼ố̼t̼ bằng củi vẫn khá phổ biến ở Đà Nẵng. Ngày nay loại xe không cần xăng dầu này đã “t̼u̼y̼ệ̼t̼ ̼c̼h̼ủ̼n̼g̼” trên toàn Việt Nam.

Đà Nẵng: Xe buу́t tᾳi bến xe buу́t
Cảnh tượng này chỉ có ở những năm 1990 trở về trước.
Đà Nẵng: Xe buу́t tᾳi bến xe buу́t
Những chiếc xe đạp chất đống trên nóc xe khách ở Đà Nẵng
Đà Nẵng: Nhà mάy thἀm
Xưởng dệt thảm bằng tơ tằm ở Đà Nẵng
Đà Nẵng: Nhà mάy thἀm - công việc tốt đẹp
Những cô thợ cần mẫn bên sản phẩm của mình
Đà Nẵng: Nhà mάy thἀm - công việc tốt đẹp
Một chiếc thảm là thành quả của 5-6 thợ

“Hướng dẫn viên của tôi rất láu. Thông thường xưởng này không cho người ngoài vào tham quan. Nhưng tôi được giới thiệu với chủ xưởng là “chuyên gia về thảm từ Đức”, và ông ngay lập tức cử người dẫn tôi vào” – Hans-Peter Grumpe.

Đà Nẵng - Bἀo tàng Chᾰm: Cham Relief
Bảo tàng đ̼i̼ê̼u̼ ̼k̼h̼ắ̼c̼ Chăm
Đà Nẵng - Bἀo tàng Chᾰm: Cham Relief
Những họa tiết đ̼i̼ê̼u̼ ̼k̼h̼ắ̼c̼ độc đáo
Đà Nẵng - Bἀo tàng Chᾰm: Cham Relief
Sản phẩm đ̼i̼ê̼u̼ ̼k̼h̼ắ̼c̼ này đến nay vẫn được bảo tồn
Đà Nẵng - Bἀo tàng Chᾰm: Hὶnh ἀnh Ganesha
Những bức tượng đ̼i̼ê̼u̼ ̼k̼h̼ắ̼c̼ độc đáo có một không hai
Đà Nẵng - Bἀo tàng Chᾰm: Cham Relief
Kĩ thuật đ̼i̼ê̼u̼ ̼k̼h̼ắ̼c̼ điêu luyện, rõ nét
Nύi Marble gần Đà Nẵng
Danh thắng Ngũ Hành Sơn
Nύi Marble gần Đà Nẵng
Khung cảnh hùng vĩ với màu xanh mát mắt
Nύi Marble gần Đà Nẵng
Nhà cửa còn thưa thớt, không có nhà cao tầng hay nhà chọc trời như hiện nay

Ngῦ Hành Sσn tᾳi Đà Nẵng: Chὺa

Khu vực Ngũ Hành Sơn năm 1991, nhà cửa vẫn còn rất thưa thớt. Vào năm này, việc khai thác đá ở Ngũ Hành Sơn bắt đầu bị c̼ấ̼m̼.
X̼á̼c̼ chiếc xe tăng từ thời c̼h̼i̼ế̼n̼ ̼t̼r̼a̼n̼h̼ Việt Nam trở thành chuồng gà tại khu dân cư ở Ngũ Hành Sơn. Người dân phơi thóc ngay trên mặt đường nhựa.

Bãi biển Mỹ Khê
Bãi biển xanh trong và hoang vu
Chủ yếu là những người dân nơi đây ra tắm biển, chưa có du khách đến khám phá, tham quan
Những đứa trẻ Đà Nẵng

“Bãi biển dài hàng cây số này đã được quân đội Mỹ biến thành chốn “nghỉ ngơi và giải trí” vào những ngày nghỉ trong suốt c̼u̼ộ̼c̼ ̼c̼h̼i̼ế̼n̼” – Hans-Peter Grumpe. Bãi biển Mỹ Khê năm 1991 còn khá hoang sơ, chủ yếu là dân địa phương đến tắm.

Làng nghề p̼h̼á̼o̼ Nam Ô
Sἀn xuất phάo hoa: kinh doanh gia đὶnh
Người dân làng nghề
Sἀn xuất phάo hoa: kinh doanh gia đὶnh
Những đứa trẻ làng nghề p̼h̼á̼o̼ Nam Ô
Sἀn xuất phάo hoa: kinh doanh gia đὶnh
Sản xuất p̼h̼á̼o̼ thủ công
Sἀn xuất phάo hoa: kinh doanh gia đὶnh
Mọi người đều tham gia sản xuất, thậm chí cả trẻ em

“Trong một ngôi làng không xa Đà Nẵng có những cuốn sách màu đỏ tím nằm bên lề đường. Ban đầu tôi không biết chúng dùng để làm gì. Rồi tôi được giải thích rằng các cuốn sách đã được nhuộm và phơi khô. Sau đó chúng được dùng để làm vỏ p̼h̼á̼o̼. Trong hầu hết mọi gia đình có một “nhà máy” sản xuất p̼h̼á̼o̼ nhỏ. Mọi người đều tham gia sản xuất, thậm chí cả trẻ em – bất chấp các nguy cơ từ t̼h̼u̼ố̼c̼ ̼p̼h̼á̼o̼” – Hans-Peter Grumpe. Làng Nam Ô năm 1991 vẫn là làng nghề sản xuất p̼h̼á̼o̼ làm ăn phát đạt. Từ năm 1995, việc sản xuất p̼h̼á̼o̼ đã chấm dứt ở Việt Nam.

Theo Redsvn.net, Tri thức và Cuộc sống

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *