“Cinema thùng” bên bờ hồ: Ký ức một thời tr.ốn học đi chơi chỉ người Hà Nội gốc mới biết

Hồi những năm mới giải phóng Thủ đô, bến tàu điện hồ Hoàn Kiếm trước cửa tòa nhà “hàm cá m.ậ.p” ngày nay có mấy rạp chiếu bóng lưu động mà lũ trẻ hay gọi là “Cinema thùng”. Hình ảnh, ký ức về những rạp chiếu bóng lưu động ấy cho đến giờ vẫn còn in đậm dấu ấn của tuổi học trò.

Lạ lẫm “Cinema thùng” ở hồ Hoàn Kiếm

Khoảng những năm 1956 – 1957, chỗ bến xe điện tránh nhau ở hồ Hoàn Kiếm có khoảng 3 rạp “Cinema thùng” của 3 ông chủ ngồi sát nhau. Rạp chiếu phim lưu động thùng có dáng dấp giống như một… chiếc qu.an t.ài. Nhưng nó không phải bằng gỗ mà là tôn, dài khoảng 1,5m, rộng gần 1m, được kê cao lên độ 2 gang tay để khách ngồi vừa tầm mà xem phim. Mỗi bên “qu.an t.ài tôn” có bốn lỗ tròn nhô ra ngoài chừng chục phân vừa con mắt khách xem. Màn hình trong thùng cũng chỉ bằng quyển vở học sinh. Ghế ngồi là loại ghế gấp bằng 3 miếng vải bạt ghép kiểu các ông thợ cắt tóc dạo hay mang theo. Chủ rạp đồng thời là thợ chiếu phim, vừa là thuyết minh viên.

Hai cậu bé xem “Cinema thùng” trên phố

Trong ấy có một ông chủ dáng gầy, cao lêu nghêu, tóc để dài đến gáy, suốt mấy tháng mùa hè chỉ đ.ộ.c bộ quần áo bà ba đen, đến mùa đông thì đánh thêm chiếc áo vét cũng màu đen sờn cổ, đầu đội chiếc mũ phớt dạ tím than. Khách hàng phần đông là lũ con trai ch.oai ch.oai, thi thoảng có một vài người lớn tuổi dáng th.ợ th.uyền, h.ọ.a h.o.ằn thì vài bác nông dân dưới quê lên Hà Nội ngắm phố thấy lạ cũng ghé xem phim.

Khách xem đưa một hào được nhận ngay chiếc tích kê đánh số 1-2-3-4. Có tích kê ô cửa nào thì lập tức ô cửa đó được mở, nhìn vào trong thấy tối om. Khi cả 2 bên ô cửa đều có khách xem thì máy quay phim bắt đầu chạy xè xè, đèn trong thùng chiếu phim bật sáng, lúc này mới nhìn thấy màn hình trắng to bằng quyển vở học sinh.

Cả bầu trời tuổi thơ

Giọng thuyết minh của ông chủ rạp bắt đầu cất lên, lúc trầm lúc bổng, thi thoảng lại l.a h.ét theo nhân vật tuỳ theo diễn biến trong phim. Nhiều người đến giờ chắc vẫn còn nhớ như in giọng thuyết minh ấy: “Cuộc r.ư.ợ.t đ.uổi bắt đầu! C.ao b.ồi Texas phi ngựa quăng dây. Từ trên khe núi, th.ổ d.ân da đỏ đông nghịt, chúng b.ắ.n t.ên xuống như mưa…”.

Ông chủ rạp lúc đóng vai th.ổ d.ân da đỏ, khi thì l.a h.ét thúc b.inh sĩ của chỉ huy da trắng khiến người xem như đang xem một tr.ận ch.iến á.c l.iệt trên vùng sa mạc Texas. Tiếng máy quay vẫn xè xè, trên màn hình cuộc chiến vẫn tiếp diễn, đôi bên đều có người c.h.ế.t. M.á.u m.e, s.ú.n.g ố.ng, người ngựa nằm l.a l.iệt. Đang đến hồi g.ay c.ấ.n thì bỗng máy tắt ph.ụ.t, màn hình tối đen, giọng thuyết minh thản nhiên: “Mời các bạn xem tiếp phần 2”.

Phim mới chiếu chừng 15 phút, kết quả chưa biết ra sao thì đã hết tiền mẹ cho, chẳng thể xem phần 2 được nữa. Nhiều đứa trẻ ngày ấy chỉ đành đứng bên cạnh nghe thuyết minh chay, rồi giật mình khi nghe tiếng tàu điện leng keng, vội vã về nhà khi trời đã sẩm tối.

Bến xe điện Bờ Hồ năm 1952

Xem thêm: Vẻ đẹp hút hồn của sông Hồng – Hà Nội cách đây 100 năm: Thuyền bè san sát nhau, có hẳn một xóm chài trên sông

Tr.ốn học đi xem 2 phim mà vẫn… thèm

Không sân khấu, không có âm thanh nổi, không có hình ảnh sống động, không ghế ngồi nhưng đó đã từng là rạp chiếu phim tuyệt vời của rất nhiều đứa trẻ xưa.

Không ít đứa trẻ ngày ấy, như tôi, từng tr.ốn học chỉ để đi xem phim. Lúc đầu chỉ rủ bạn tranh thủ đi buổi trưa, rồi lâu dần thành ngh.i.ệ.n, trở thành cả khách quen với ông chủ. Ông chủ mỗi khi thấy tôi xuất hiện là lại niềm nở giới thiệu đủ loại phim c.ao b.ồi rồi k.iếm h.iệp hấp dẫn mới nhập về. Do mê mẩn “Cinema thùng”, cuối năm học ấy tôi xếp gần đ.ội s.ổ. Buồn nhất là trong học bạ thầy giáo phê: “Học lực k.ém, hay nghỉ học không xin phép. Cần cố gắng nhiều hơn nữa”.

Trước khi xuất hiện tại Hà Nội, “Cinema thùng” đã xuất hiện tại Sài Gòn

Giờ đây, khi các rạp chiếu phim đã phát triển và hiện đại hơn thì việc xem phim thùng đã trở thành ký ức khó quên trong lòng người Hà Nội. Xem phim thùng đã từng là niềm ao ước của nhiều trẻ nhỏ mỗi khi có dịp lên bờ Hồ chơi, trở thành trào lưu một thời ở Hà Nội và là một trong những điểm nhấn của lịch sử chiếu phim Việt Nam.

(Theo Dân Việt)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *