Phỏng vấn ca sĩ Trang Mỹ Dung: Tuổi xế chiều muốn tìm bình yên qua nhạc Phật

Sau một thời gian dài vắng bóng, hiện Trang Mỹ Dung đang biểu diễn hàng đêm tại các phòng trà trên địa bàn TP HCM cùng các ca sĩ đàn chị như Giao Linh, Phương Dung…

Đôi nét về nữ ca sĩ

Ca sĩ Trang Mỹ Dung tên thật là Trương Thị Mỹ Dung, sinh năm 1951 tại Phan Thiết, trong một gia đình công chức theo đạo phật. Tên tuổi Trang Mỹ Dung gắn liền với ca khúc Hai mùa mưa. Bà được mệnh danh là giọng ca “Giọt buồn trong mưa” bởi hàng loạt sáng tác về mưa thuộc dòng nhạc vàng.

Ca sĩ Trang Mỹ Dung

Ca sĩ Trang Mỹ Dung nổi tiếng trước năm 1975 với gương mặt u sầu và thể hiện xuất sắc ca khúc Hai Mùa Mưa, vì vậy cô được gọi là giọng ca “Giọt buồn trong mưa”. Cô cho biết sự ra đi của mẹ khiến cô thấy hụt hẫng, như mất đi một điểm tựa lớn trong hành trình âm nhạc của mình.

Không chỉ chất giọng, Trang Mỹ Dung cho biết, tính của bà cũng thuộc típ trầm hiền, nên thường được các nhạc sĩ chọn cho các ca khúc buồn. Chính những ca khúc trữ tình ấy đã giúp bà phụ giúp cha mẹ nuôi cả gia đình.

Cuộc phỏng vấn với giọng ca “Giọt buồn trong mưa”

– Cảm giác của cô ra sao lúc bắt đầu tái ngộ khán giả yêu nhạc vàng cách đây mấy năm?

– Khi xuất hiện trở lại, tôi cũng hồi hộp không biết khán giả sẽ đón nhận mình ra sao. Ngoài lượng khán giả trung niên biết đến thế hệ ca sĩ chúng tôi từ trước, tôi khá bất ngờ và hạnh phúc khi có rất nhiều khán giả trẻ yêu mến mình. Họ am hiểu và có tinh thần gìn giữ nhạc xưa. Đó cũng là động lực để tôi đem tiếng hát đến với khán giả hàng đêm.

Ca sĩ Trang Mỹ Dung rất thích diện áo dài

– Có thông tin cô âm thầm chuẩn bị một đêm nhạc để chia tay sự nghiệp ca hát. Bà nói gì về điều này?

– Tôi có đọc vài bài báo nói về việc tôi muốn rời sân khấu một cách lặng lẽ. Sự thật không phải vậy. Chỉ là tôi đi hát thưa hơn chứ chưa có ý định rời sân khấu. Tôi phải cám ơn chị Phương Dung đã kéo tôi trở lại sân khấu phòng trà để tôi có được niềm vui đứng hát trước khán giả yêu mến dòng nhạc xưa.

– Đang là tên tuổi được ái m̼ộ̼, vì sao những năm 1990, cô hầu như không xuất hiện trên các sân khấu ca nhạc?

– Mỗi ca sĩ, mỗi dòng nhạc đều có thời của mình. Những năm 1990, dòng nhạc nhạc lắng xuống, tôi cũng bận việc gia đình nên ít đi hát hơn so với thời gian trước. Năm 1997, sau khi mẹ mất, tôi gần như ngừng hẳn công việc ca hát.

– Người mẹ ảnh hưởng thế nào đến sự nghiệp ca hát của cô?

– Tính tôi vốn rất nhút nhát, đi đâu cũng có mẹ đi cùng. Khi xưa, mỗi lần đi lưu diễn xa, bà luôn bên cạnh lo cơm nước cho tôi. Tối đến, hai mẹ con ngủ cùng, thủ thỉ trò chuyện rất vui. Sự ra đi của bà khiến tôi hụt hẫng, hoang mang một thời gian dài. Tôi cảm giác mình mất đi một điểm tựa trong cuộc sống, dù khi đó tôi đã ngoài 40 tuổi.

Xuất hiện trong nhiều sự kiện

Kể từ khi không còn mẹ bên cạnh, tôi thấy mình mất tự tin hẳn. Tôi không đi diễn xa nữa mà chỉ nhận những suất diễn trong thành phố. Tuy không hát nhiều trên sân khấu, tôi vẫn đi hát nhạc Phật trong dịp lễ như Vu lan, Phật đản và hát trong các chương trình từ thiện của chùa.

– Cô gặp khó khăn gì khi một mình đi hát ở tuổi không còn trẻ?

– Tôi không gặp khó khăn gì ngoài việc chứng kiến sự già nua mỗi ngày của mình. Tôi vẫn tự lái xe gắn máy đi lại trong thành phố để tập nhạc. Nếu đi diễn khuya, tôi đi xe hơi cùng gia đình. Khi đi hát từ thiện tôi vẫn đi xe buýt, xe khách cùng mọi người.

>>> Xem thêm: Số phận buồn của 5 người con của vua Bảo Đại và Nam Phương hoàng hậu

– Việc đi hát từ thiện tại c̼h̼ù̼a̼ mang lại cho cô những trải nghiệm gì ở tuổi ngoài 60?

– Nhiều người thắc mắc vì sao ở tuổi này tôi mới hát nhạc Phật, dù tôi quy y từ bé. Thật ra, đến giờ tôi mới có thời gian dành cho bản thân nhiều hơn nên có thể làm được nhiều việc mình thích. Trước kia tôi đi hát một phần vì đam mê, một phần cũng để có thu nhập lo cho cả gia đình.

Khi đi hát từ thiện bà vẫn đi xe buýt

Kể từ khi mẹ mất, việc hát từ thiện tại c̼h̼ù̼a̼ đem đến cho tôi sự bình an trong tâm hồn. Tôi tâm niệm, mình giúp nhà chùa, cũng là giúp cho nhiều mảnh đời bất hạnh khác. Mỗi lần đi hát như cũng là dịp may để tôi cầu phước cho gia đình.

– Cô nói sao về thù lao đi hát hiện tại so với thời kỳ hoàng kim trước năm 1975?

– Với các suất hát từ thiện, tôi chỉ nhận từ nhà c̼h̼ù̼a̼ chút tiền bù đắp cho chi phí đi lại. Cát-xê hát phòng trà giúp tôi đủ sống. Tôi không đặt nặng vấn đề này vì những chỗ tôi nhận lời biểu diễn, đều xuất phát từ mối quan hệ thân thiết. Hiện tại, cuộc sống của tôi khá thoải mái với khoản tiết kiệm từ khoản tiền đi hát trước kia.

– Ngoài những ca khúc về mưa gắn liền với nghệ danh Trang Mỹ Dung, cô còn yêu mến những thể loại âm nhạc nào?

– Tôi mến m̼ộ̼ một số ca khúc của Trịnh Công Sơn. Khi nhạc Trịnh chưa được biết đến nhiều bởi giọng hát Khánh Ly, tôi đã hát một số bài như Biển nhớ, Tình nhớ, Tình xa… Cũng có lúc, tôi có ý định chuyển qua hát nhạc Trịnh nhưng lại e ngại, sợ người khác nói mình chạy theo trào lưu.

Mỹ Dung sợ người khác nói mình chạy theo trào lưu

Bước sang tuổi 70, nữ ca sĩ vẫn giữ được vẻ trẻ trung hiếm có. Khi được hỏi về cuộc sống hiện tại, Trang Mỹ Dung cho biết bà đang có một cuộc sống giản dị, vui vẻ dù không có gia đình riêng.

“Tôi đang sống với ba và em gái. Một ngày của tôi thường đơn giản, sáng dậy, tập thể dục, chăm sóc cây cảnh, làm việc nhà rồi lên mạng đọc tin tức. Thỉnh thoảng, tôi nhận lời đi hát cho đỡ nhớ nghề. Đó là những niềm vui của tuổi già và tôi thấy hài lòng với cuộc sống hiện tại”, bà nói.

Theo Nhạc Xưa và Tiền Phong

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *