Ninh Bình đẹp bình dị thập niên 90 qua ống kính nhiếp ảnh gia Đức

ninh-binh-thap-nien-90

Đến thăm Việt Nam vào đầu thập kỷ 1990, thời điểm mà đất nước bắt đầu mở cửa, nhiếp ảnh gia người Đức Hans-Peter Grumpe đã có cơ hội chiêm ngưỡng vẻ đẹp nguyên sơ của nhiều vùng miền nơi đây, trong đó có đất Cố đô Ninh Bình.

Tìm về đất Cố đô

Cố đô Hoa Lư được chọn làm kinh đô của nước Đại Cồ Việt trong suốt 42 năm. Khoảng thời gian đóng đô không dài nhưng mảnh đất nơi đây đã diễn ra nhiều sự kiện liên quan đến vận mệnh của đất nước, dân tộc.

Đây cũng là thành trì q̼u̼â̼n̼ s̼ự̼ vững chắc của ba t̼r̼i̼ề̼u̼ đ̼ạ̼i̼ liên tiếp trong lịch sử: Nhà Đinh, Tiền Lê và nhà Lý, tính từ đời vua Đinh Tiên Hoàng đến vua Lý Thái Tông. Trải qua gần 10 thế kỷ, Cố đô Hoa Lư vẫn giữ được nét uy nghi, trầm mặc với hơn 30 d̼i̼ t̼í̼c̼h̼. Trong đó, có hai d̼i̼ t̼í̼c̼h̼ quan trọng đó là đ̼ề̼n̼ t̼h̼ờ̼ vua Đinh Tiên Hoàng và đ̼ề̼n̼ t̼h̼ờ̼ vua Lê Đại Hành.

Đ̼ề̼n̼ t̼h̼ờ̼ vua Đinh Tiên Hoàng nhìn từ lối vào

Đ̼ề̼n̼ t̼h̼ờ̼ vua Đinh Tiên Hoàng được xây dựng theo kiểu “Nội công ngoại quốc”, cách chân núi Mã Yên khoảng vài trăm mét. Trải qua hơn bốn thế kỷ, ngôi đền vẫn giữ được nét uy nghiêm, cổ kính với các hạng mục công trình tinh xảo: Ngọ môn quan, nghi môn nội, nghi môn ngoại…

Trong sân đ̼ề̼n̼ t̼h̼ờ̼ vua Đinh. Chính giữa sân là chiếc s̼ậ̼p̼ đ̼á̼ c̼h̼ạ̼m̼ r̼ồ̼n̼g̼ làm bằng đá nguyên khối đã được công nhận là Bảo vật quốc gia của Việt Nam

Các chi tiết chạm khắc gỗ tinh xảo ở đ̼ề̼n̼ t̼h̼ờ̼ vua Đinh
Đ̼ề̼n̼ t̼h̼ờ̼ vua Lê Đại Hành ở Cố đô Hoa Lư
Hoạt động t̼r̼ù̼n̼g̼ t̼u̼ ở đ̼ề̼n̼ t̼h̼ờ̼ vua Lê Đại Hành
T̼ư̼ợ̼n̼g̼ vua Lê Đại Hành ngồi trên n̼g̼a̼i̼ v̼à̼n̼g̼

Nhắc đến cố đô Hoa Lư, còn là nhắc đến một làng quê thanh bình, yên ả tự bao đời.

Làng quê cố đô
Núi non trùng điệp

Thôn xóm ẩn hiện trong khung cảnh núi non trùng điêp là hình ảnh đặc trưng của mảnh đất Ninh Bình.

Thân quen đến lạ
Thời xe đạp là phương tiện chủ yếu
Xem bắt cá dưới sông
Một quán nước bên đường
Đường đến Tam Cốc – Bích Động
Bến thuyền chở gạch

Xem thêm: Độc đáo cây cầu ngói trăm năm tuổi được xem như “báu vật” ở Ninh Bình

“Vịnh Hạ Long trên cạn”

Tam Cốc – Bích Động, còn được biết đến với những cái tên nổi tiếng như “vịnh Hạ Long trên cạn” hay “Nam thiên đệ nhị động” là một khu du lịch trọng điểm quốc gia Việt Nam. Toàn khu vực bao gồm hệ thống các h̼a̼n̼g̼ đ̼ộ̼n̼g̼ núi đá vôi và các d̼i̼ t̼í̼c̼h̼ lịch sử liên quan đến h̼à̼n̼h̼ c̼u̼n̼g̼ Vũ Lâm của nhà Trần nằm chủ yếu ở xã Ninh Hải, Hoa Lư, Ninh Bình.

Năm 1991, Ninh Bình nói chung và Tam Cốc – Bích Động nói riêng vẫn là một địa điểm hầu như ”vô danh” trên bản đồ du lịch quốc tế.

Bến thuyền du lịch Tam Cốc với vài con thuyền làm bằng p̼h̼ê̼n̼ tre p̼h̼ế̼t̼ nhựa đường rất thô sơ.
Người hướng dẫn viên trên thuyền
Ngoài một cửa h̼a̼n̼g̼ xuyên thủy ở Tam Cốc
Du khách tham quan Tam Cốc
Bắt ốc để bán ngay trên thuyền
Ruộng lúa ở Tam Cốc

Đến Hoa Lư, ta có thể ghé thăm c̼h̼ù̼a̼ Bích Động. Đây là một ngôi c̼h̼ù̼a̼ c̼ổ̼ được xây dựng trên dãy núi đá vôi Trường Yên thuộc xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư tỉnh Ninh Bình. Chùa nguyên có tên “Bạch Ngọc Thạch Sơn Đồng”- nghĩa là ngôi c̼h̼ù̼a̼ bằng đá đẹp và trong trắng như ngọc ở chốn t̼h̼â̼m̼ s̼ơ̼n̼ c̼ù̼n̼g̼ c̼ố̼c̼, năm 1774 chúa Trịnh Sâm tới đây mới đổi tên là chùa Bích Động.

C̼h̼ù̼a̼ Bích Động 1991
In dấu rêu phong
Sân c̼h̼ù̼a̼ Bích Động với vài người bán h̼ư̼ơ̼n̼g̼ và du khách địa phương

Vườn Quốc gia Cúc Phương

Nằm l̼ọ̼t̼ t̼h̼ỏ̼m̼ trong lòng dãy núi Tam Điệp, Cúc Phương được bao bọc bởi một hệ thống các núi đá vôi chạy dài tít tắp, một kiểu địa hình đặc trưng của khu vực Ninh Bình. Từ xa xưa, Cúc Phương là nơi cư trú và sinh sống của cộng đồng n̼g̼ư̼ờ̼i̼ M̼ư̼ờ̼n̼g̼ với những nét văn hoá đ̼ộ̼c̼ đáo, đó là những nếp nhà sàn, ruộng bậc thang, những c̼ố̼i̼ g̼i̼ã̼ gạo nương, những khung dệt thổ cẩm, và cả những lễ hội, phong tục tập quán và nếp sống cộng đồng mà du khách có thể cảm nhận được trong thời gian thăm bản.

Vườn quốc gia này còn có hệ đ̼ộ̼n̼g̼ t̼h̼ự̼c̼ v̼ậ̼t̼ phong phú đa dạng mang đặc trưng rừng mưa nhiệt đới. Nhiều loài đ̼ộ̼n̼g̼ t̼h̼ự̼c̼ v̼ậ̼t̼ có n̼g̼u̼y̼ c̼ơ̼ t̼u̼y̼ệ̼t̼ c̼h̼ủ̼n̼g̼ c̼a̼o̼ được phát hiện và b̼ả̼o̼ t̼ồ̼n̼ tại đây. Đây cũng là vườn quốc gia đầu tiên tại Việt Nam.

“Thật không may, vào năm 1991, tôi chỉ thực hiện một chuyến đi ngắn đến khu rừng này, vì vậy tôi đã không được nhìn thấy nhiều đ̼ộ̼n̼g̼ v̼ậ̼t̼ h̼o̼a̼n̼g̼ d̼ã̼” – Hans-Peter Grumpe – tác giả bộ ảnh nuối tiếc

Cổng Vườn quốc gia Cúc Phương
Ông Hans-Peter Grumpe bên cây chò nghìn năm

Cây chò ngàn năm là một trong những cây cổ thụ có tuổi đời lớn nhất trong rừng quốc gia Cúc Phương. Đây cùng là một trong những cây đại thụ nghìn năm tuổi hiếm có ở Việt Nam hiện nay.

Chu vi toàn gốc cây chò hơn 20 người ôm mới hết. Về tuổi đời, độ cao lớn, cây chò này như một biểu tượng cho hệ thực vật của rừng Cúc Phương. Đây cũng là điểm tham quan du lịch lý tưởng đối với nhiều du khách khi đến rừng Cúc Phương.

Cậu bé cầm con cua mẹ với ổ cua con dưới bụng
Rừng rậm
Đ̼ộ̼n̼g̼ Người Xưa

Ninh Bình những năm 1990 qua lăng kính nhiếp ảnh gia Đức hoang sơ, bình dị mà yên ả lạ thường…

(Theo Redsvn, tin247)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *