Những bức ảnh ‘chất như nước cất’ về đời thường ở Huế 100 năm trước

Quá khứ thường bị quên lãng theo thời gian. Hãy cùng đánh thức kỉ niệm về một thời lịch sử qua chùm ảnh đời thường không thể chất hơn về địa danh và con người cố đô 100 năm trước.

Huế – Kinh đô một thời của Việt Nam độc đáo như thế nào

Huế từng là kinh đô (cố đô Huế) của Việt Nam thời phong kiến dưới triều Tây Sơn (1788–1801) và nhà Nguyễn (1802–1945). Hiện nay, thành phố là một trong những trung tâm về văn hóa – du lịch, y tế chuyên sâu, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ của Miền Trung – Tây Nguyên và cả nước. 

Những địa danh nổi bật là sông Hương và những di sản để lại của triều đại phong kiến, Thành phố có năm danh hiệu UNESCO ở Việt Nam: Quần thể di tích Cố đô Huế (1993), Nhã nhạc cung đình Huế (2003), Mộc bản triều Nguyễn (2009), Châu bản triều Nguyễn (2014) và Hệ thống thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế (2016). Ngoài ra, Huế còn là một trong những địa phương có di sản hát bài chòi đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

Kinh thành Huế là nơi đóng đô của triều đại nhà Nguyễn trong suốt 143

Sau khi Nguyễn Ánh lên ngôi hoàng đế và xây dựng Nhà Nguyễn, rất nhiều công trình kiến trúc gồm lăng tẩm, chùa, cung điện…đã được xây dựng trên địa bàn kinh đô Huế xưa, nay là thành phố Huế và một số vùng phụ cận. Trong số đó có nhiều di tích được xếp vào danh sách Quần thể di tích cố đô Huế đã được Thủ tướng chính phủ công nhận là Di tích Quốc gia đặc biệt của Việt Nam, đồng thời Quần thể di tích cũng là một trong các Di sản văn hóa của Thế giới đã được Unesco công nhận.

Vì là vương triều phong kiến cuối cùng của lịch sử Việt Nam, các di tích tại cố đô Huế nói chung còn khá nguyên vẹn, được chia thành các cụm công trình Hầu hết các lăng tẩm, công trình kiến trúc tại cố đô Huế đều là những công trình kiến trúc đẹp có giá trị cao về mỹ thuật và lịch sử. 

>>> Xem thêm: Tuyển tập ảnh về thành Vinh 100 năm trước: Phố xá đông đúc, nhiều công trình cao tầng hiện đại

Bộ ảnh đời thường “chất như nước cất” của Huế thương 100 năm trước

Vẻ đẹp kiến trúc và con người của Cố đô Huế xinh đẹp luôn khiến du khách ghé thăm Huế phải trầm trồ thán phục. Huế ngày nay và Huế hơn 100 năm trước khác nhau như thế nào?

Kinh thành Huế hay Thuận Hóa kinh thành là một tòa thành ở cố đô Huế, nơi đóng đô của triều đại nhà Nguyễn trong suốt 143 năm từ 1802 đến khi thoái vị vào năm 1945. Hiện nay, Kinh thành Huế là một trong số các di tích thuộc cụm Quần thể di tích Cố đô Huế được UNESCO công nhận là Di sản Văn hoá Thế giới. Kinh thành Huế được vua Gia Long tiến hành khảo sát từ năm 1803, khởi công xây dựng từ 1805 và hoàn chỉnh vào năm 1832 dưới triều vua Minh Mạng. 

Kinh Thành Huế được quy hoạch bên bờ Bắc sông Hương, xoay mặt về hướng Nam, với diện tích mặt bằng 520 ha. Kinh Thành và mọi công trình kiến trúc của Hoàng Thành, Tử Cấm Thành đều xoay về hướng Nam, hướng mà trong Kinh Dịch đã ghi “Thánh nhân nam diện nhi thính thiên hạ” (ý nói vua quay mặt về hướng Nam để cai trị thiên hạ).

Kinh thành Huế hiện nay không có sự thay đổi quá nhiều

Hiện nay, Kinh thành Huế có vị trí trong bản đồ Huế như sau: phía nam giáp đường Trần Hưng Đạo và, Lê Duẩn; phía tây giáp đường Lê Duẩn; phía bắc giáp đường Tăng Bạt Hổ; phía đông giáp đường Phan Đăng Lưu.

Cũng như cầu Long Biên bắc qua sông Hồng ở Hà Nội, cầu Trường Tiền là cây cầu đầu tiên bắc qua sông Hương ở Huế, ngay sát kinh thành. Đây cũng là một trong những cây cầu đầu tiên được xây dựng ở Đông Dương vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX theo kỹ thuật và vật liệu mới của phương Tây với kết cấu thép. Trước đó những cây cầu được xây dựng đều là công trình ngắn, bằng vật liệu tre, gỗ… không bền vững.

Ảnh chụp cầu Trường Tiền hơn 100 năm trước

Thủa ban đầu, tên chính thức của cây cầu thép bắc qua sông Hương là Thành Thái, rồi Clemenceau, Nguyễn Hoàng… Nhưng vì ngày trước đối diện phía tả ngạn của cầu có một xưởng đúc tiền của Triều Nguyễn, nên người dân nơi đây quen gọi là cầu Trường Tiền.

Cây cầu thế kỉ tại Huế không có nhiều thay đổi sau biến động của lịch sử

Ngày nay, cầu Trường Tiền vẫn là biểu tượng nổi bật của Thành phố Huế. Khi ghé thăm Huế, nhất định du khách sẽ đến thăm cây cầu nổi tiếng xinh đẹp này.

Một “biểu tượng” khác của Huế không thể không nhắc đến Chùa Thiên Mụ hay còn gọi là chùa Linh Mụ. Đây là một ngôi chùa cổ nằm trên đồi Hà Khê, tả ngạn sông Hương, cách trung tâm thành phố Huế (Việt Nam) khoảng 5km về phía tây. Chùa Thiên Mụ chính thức khởi lập năm Tân Sửu (1601), đời chúa Tiên Nguyễn Hoàng – vị chúa Nguyễn đầu tiên ở Đàng Trong.

Chùa Thiên Mụ – ngôi chùa đẹp nhất xứ Đàng Trong
Hiện nay, chùa Thiên Mụ vẫn là địa điểm du lịch tâm linh thu hút du khách

Với cảnh đẹp tự nhiên và quy mô được mở rộng ngay từ thời đó, chùa Thiên Mụ đã trở thành ngôi chùa đẹp nhất xứ Đàng Trong. Trải qua bao biến cố lịch sử, chùa Thiên Mụ đã từng được dùng làm đàn Tế Đất dưới triều Tây Sơn (khoảng năm 1788), rồi được trùng tu tái thiết nhiều lần dưới triều các vua nhà Nguyễn.

Sau hơn 100 năm, kiến trúc tại Huế không có sự thay đổi quá lớn. Vẫn là những nét kiến trúc độc đáo, ấn tượng có nét giản đơn nhưng có màu sắc rất riêng. Bên cạnh kiến trúc, con người của Huế cũng không hề thay đổi sau nhiều biến động của lịch sử. Sự mộc mạc, giản dị, chân chất, thật thà của người Huế được thể hiện rõ qua những bức ảnh đen trắng hơn 100 năm trước:

Một phiên chợ quê nhộn nhịp
Hai chị em bế nhau trước cổng – Hình ảnh đời thường mộc mạc
Một nhóm nhạc công đang chơi nhạc cụ
Quản tượng đang tắm cho voi ở sông
Chèo đò trên sông
Một khung cảnh đìu hiu tại nghĩa địa

Một loạt ảnh được ghi lại trong sách ảnh “Annam 1919 – Đông Dương thuộc Pháp” dường như đã mang lại cho người xem một loạt kí ức về Huế những ngày lịch sử. Một chùm ảnh đen trắng đơn giản nhưng ẩn chứa cả một quá khứ lịch sử hào hùng đáng trân trọng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *