Lâu đài Marty: Công trình kiến trúc “c̼ổ̼ ̼q̼u̼á̼i̼”̼ ̼đ̼ộ̼c̼ ̼nhất tại phố Cảng, hơn 100 năm trước đã tồn tại sừng sững

Lâu đài Marty

Hình ảnh “lâu đài Marty” (Châlet Marty) ở Hải Phòng thời t̼h̼u̼ộ̼c̼ ̼đ̼ị̼a̼ từng được in trên một tấm bưu thiếp cổ của Pháp. Đây là biệt thự của ông Marty, giám đốc công ty Giao thông đường thủy Bắc.

Một dinh thự bề thế với nét kiến trúc độc lạ

“Lâu đài Marty” là tên gọi một dinh thự bề thế, có kiến trúc kỳ lạ từng tồn tại ở Hải Phòng thời t̼h̼u̼ộ̼c̼ ̼đ̼ị̼a̼. Công trình này nằm tại khu chân cầu Quay, giáp đường xe lửa, còn được gọi là “chùa Marty” do kiến trúc kỳ lạ của nó.

Hình ảnh “lâu đài Marty” được in trên một tấm bưu thiếp cổ của Pháp.

Nhìn từ xa, dinh thự khá giống một n̼g̼ô̼i̼ ̼c̼h̼ù̼a̼ với phần mái làm theo kiểu kiến trúc truyền thống của đền chùa Việt Nam. Mặt tiền tòa mang phong cách Đông – Tây kết hợp với cửa sổ kiểu châu Âu và các họa tiết trang trí châu Á. Trước dinh thự có hồ nước hình tròn. Mặt sau “lâu đài Marty” với phong cách phương Tây chiếm ưu thế, thập niên 1920.

Tòa lâu đài này nằm trên trục đường Lán Bè. Bức ảnh theo nhận định thì được chụp từ trên đường ray xe lửa đoạn gần cầu Quay. Bức ảnh này cho ta thấy tòa lâu đài này có diện tích sân vườn rất lớn, có thể là chạy suốt từ chân cầu Quay tới ngã 3 đường Lam Sơn hiện nay.

Công trình này nằm tại khu chân cầu Quay, giáp đường xe lửa.
Nhìn từ xa, dinh thự khá giống một n̼g̼ô̼i̼ ̼c̼h̼ù̼a̼.
Mặt tiền tòa mang phong cách Đông – Tây kết hợp với cửa sổ kiểu châu Âu.
Hồ nước hình tròn nằm ở trước dinh thự.
Mặt sau “lâu đài Marty” với phong cách phương Tây.
“Lâu đài Marty” nhìn từ sông Tam Bạc, 1900.
Cổng của dinh thự nằm sát đường ray xe lửa đoạn gần cầu Quay.

>>> Xem thêm: Ngắm nhìn cảng Hải Phòng qua những ngày giãn cách: Đẹp bình yên và đầy hoài niệm

Hình hài Hải Phòng hơn 1 thế kỷ trước

Dưới đây là phần dịch Lời giới thiệu và chương “Hải Phòng” trong tác phẩm nhan đề The French In Tonkin and South China của Alfred Cunningham, một ký giả người Anh thường trú tại Hồng Kông, giới thiệu về Bắc Kỳ nhân cuộc viếng thăm nơi đây trong mùa xuân năm 1902, dưới thời Toàn Quyền Doumer.

Trong những năm tám mươi [của thế kỷ thứ 19, chú của người dịch] khi nước Pháp sáp nhập Bắc Kỳ, đã hiện hữu một niềm tin chính thức rằng Hải Phòng sẽ cạnh tranh với Thượng Hải như một hải cảng thương mại. nhưng mặc dù những niềm tin mãnh liệt vẫn còn ngự trị ở đó, thời gian cũng đã làm chúng dịu bớt lại.

Kinh đào ở Hải Phòng.

C̼h̼í̼n̼h̼ ̼q̼u̼y̼ề̼n̼ ̼t̼h̼u̼ộ̼c̼ ̼đ̼ị̼a̼ sau nhiều năm ngập ngừng và chi tiêu nhiều khoản lớn, cuối cùng đã quyết định rằng hải cảng thương mại chính yếu phải được tái thiết lập trên bờ biển Bắc Kỳ, và rằng Hải Phòng, nơi hiện nay nắm giữ vị thế đó, phải trở lại thành một trung tâm phân phối nội địa. Thời gian còn lại của Hải Phòng đang chính thức bị tính từng ngày do vị trí bất tiện của nó, là một cảng sông và lại có hai cồn cát ngay lối vào tại cửa con sông Cửa Cấm.

Các toàn quyền trước đây, trong khi thừa nhận những điểm bất lợi phát sinh từ vị trí của nó, đã ngần ngại tiến hành bất kỳ điều gì khác hơn là một sự chữa trị tại chỗ. Đây là hậu quả của những khoản tiền lớn mà chính quyền đã chi tiêu để làm cho hải cảng này dễ tiếp cận hơn. Tuy thế, các tàu với tầm nước sâu từ mười tám đến hai mươi bộ Anh giờ đây có thể vào được thành phố. Một khoản tiền khác nữa tổng số 4.000.000 franc đã được biểu quyết vào năm 1902 để cải thiện hải cảng.

Phụ nữ Bắc Kỳ, với nón bằng lá dừa.

Tuy nhiên, ông Doumer đã đề nghị rằng một hải cảng vận tải mới cho Bắc Kỳ (Tonkin) sẽ phải được tạo dựng tại vịnh Hạ Long xinh đẹp, kề cận những mỏ than dồi dào là Hòn Gay và Ke Bao, và rằng một con kinh sẽ nối kết nó với Hải Phòng, khoảng cách giữa hai nơi vào khoảng hai mươi lăm dặm. Đa số thương nhân của Hải Phòng đã ca ngợi kế hoạch này, bởi họ nghĩ nó sẽ thúc đẩy sự phát triển của t̼h̼u̼ộ̼c̼ ̼đ̼ị̼a̼ và sẽ làm lợi cho cá nhân họ.

Các tàu hơi nước chạy đường đại dương có trọng tải lớn sẽ có thể tiến vào hải cảng mới, và các tàu hơi nước chở thư tín của Công ty Vận tải Đường biển (Compagnie des Messageries Maritimes) sẽ có thể không cần đến các tàu nhỏ nối chuyến hiện đang chạy từ Sài Gòn đến Hải Phòng mà sẽ cập bến trực tiếp tại hải cảng mới. Sông Bạch Đằng, một chi lưu của sông Cửa Cấm, nối liền Hải Phòng với Vịnh Hạ Long, nhưng nó chỉ có thể hải hành được bằng tàu hơi nước loại nhỏ. Hải Phòng nằm cách 300 dặm về phía nam của Hồng Kông.

Ông A. R. Marty.

Có vẻ như là các thương gia ở Hải Phòng sẽ vui vẻ chấp nhận hai cồn cát và bùn này miễn là sở Quan Thuế và Công Quản (Douanes et Regies) tha cho họ khỏi những rào cản khó chịu. Nếu ông Doumer, hay người kế nhiệm ông, có thể nghĩ ra một đường dây lách qua rào cản đó, thì ông sẽ thực sự là ân nhân của giới thương gia và của xứ sở này.

Theo một mô tả năm 1880, hải cảng này tọa lạc bên đôi bờ của một lạch nước. Đường xá thì hẹp, g̼ớ̼m̼ ̼g̼h̼i̼ế̼c̼ ̼v̼à̼ ̼d̼ơ̼ ̼b̼ẩ̼n̼, cho thấy không có sự cải tiến dưới chế độ giám sát của Pháp. Các bờ sông thì thấp và chứa bùn phù sa, từ nơi đó người Pháp đã tốn rất nhiều công sức và phí tổn để khai hoang lập khu định cư. Những kiến trúc bản xứ được xây dựng một cách t̼ồ̼i̼ ̼t̼à̼n̼ bằng bùn, tre và cói. Những tòa nhà đàng hoàng duy nhất là những kiến trúc do người Trung Hoa và người ngoại quốc chiếm ngụ.

Văn phòng của các ông Marty và d’Abbadie.

Bốn năm sau đó, một tác giả khác đã mô tả địa điểm này như sau “Thị trấn có lẽ đang tăng trưởng, mặc dù điều này cũng được để ngỏ cho tranh luận, nhưng trong bất kỳ tình huống nào nó cũng không thể phát triển nhanh chóng được, bởi các địa điểm xây dựng chỉ có thể có được bằng cách chật vật thu thập bùn và đất sét từ những cánh đồng chung quanh. Và đắp nó lên tạo thành nền móng, trên đó người ta dựng một ngôi nhà cao một hay hai bộ Anh (feet) so với mặt đầm lầy, chính là một phần lớn của thị trấn bị con nước lớn làm cho biến dạng mà thành.

Kể từ đó Hải Phòng đã trải qua một sự chuyển biến, và ngày nay nó là một thành phố được xây dựng tân tiến và thoát nước hoàn hảo với đường sá tốt và các đại lộ đẹp đẽ. Mặc dù không thể nói rằng đó là một thành phố xinh đẹp như Hà Nội, song nếu xét đến những khó khăn ban đầu khi xây dựng, nó có thể được nhìn như một thắng lợi vẻ vang hơn cho chế độ thực dân Pháp.

Quảng cáo công ty vận chuyển đường thủy của các ông Marty và d’Abbadie.

Một con đường được xây dựng gần đây nối liền hải cảng với hòn đảo nhỏ Đồ Sơn, nằm ở cửa sông Cửa Cấm, nay đã trở thành một địa điểm nghỉ mát ven biển sang trọng, sở hữu một khách sạn xinh đẹp và nhiều biệt thự nhỏ đẹp như tranh, nơi cư dân Hải Phòng có thể vui chơi cuối tuần. Đây chính là những hình ảnh hiếm của Hải Phòng thời xưa, đủ để chúng ta hiểu hơn về vẻ đẹp của Thành phố Cảng.

Theo Kiến Thức, ordi.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *