Chuyện chưa kể về vua Gia Long: Từng phải ăn cơm với mắm tôm, cả đời không động đến một giọt rượu

Nhờ thói quen ăn uống đơn giản, sinh hoạt khoa học kết hợp với hoạt động trí não, vận động chân tay đã giúp vua Gia Long có một sức khỏe tốt.

Vua Gia Long từng phải b.ố.c cơm nguội, ăn cơm với mắm tôm trong những ngày tháng bôn ba

Vua Gia Long tên thật là Nguyễn Phúc Ánh, sinh vào ngày 15 tháng giêng năm Nhâm Ngọ (tức ngày 8 tháng 2 năm 1762). Cha là Công tử Nguyễn Phúc Luân – con trai chúa Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát. Thân mẫu là bà Nguyễn Thị Hoàn, vợ thứ hai của ông Nguyễn Phúc Luân.

Từ nhỏ cho đến khi được tôn lên làm ch.úa năm Canh Tý (1780), Nguyễn Phúc Ánh không ít lần phải ch.ạy n.ạn khắp nơi, bôn ba khổ cực. Thậm chí ông phải tr.ốn ra các h.ải đ.ảo như: Phú Quốc, Côn Lôn… rồi l.ưu v.o.ng sang Xiêm La (Thái Lan ngày nay).

Vua Gia Long khi còn trẻ. (Hình minh họa – Nguồn: vtc).
Vua Gia Long khi còn trẻ. (Hình minh họa – Nguồn: vtc).

Sau khi các nhân vật chủ chốt của dòng tộc Nguyễn Phúc bị b.ắt, gi.ết trong cu.ộc chi.ến với Tây Sơn, trách nhiệm khôi phục quyền vị của dòng họ này đặt lên vai Nguyễn Phúc Ánh. Trong những ngày bôn tẩu, lúc thì hết lương thực, lúc phải ăn trái cây, b.ốc cơm nguội ăn với mắm ruốc và các gia vị như hồ tiêu, ớt, hồi hương, quế chi, tỏi, gừng, ô mai tán nhỏ hòa trộn lẫn.

Trong sách Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim có những dòng ca ngợi về vị vua này như sau: “Vua Thể Tổ là ông vua có tài trí, rất khôn ngoan, trong 25 năm trời, chống nhau với Tây Sơn, trải bao nhiêu lần ho.ạn n.ạn, thế mà không bao giờ ngã lòng, cứ một niềm lo sợ khôi phục.

Những năm tháng bôn ba xứ người vua Gia Long phải chịu nhiều cực khổ, thậm chí còn phải ăn cơm với mắm tôm (Ảnh minh họa).
Những năm tháng bôn ba xứ người vua Gia Long phải chịu nhiều cực khổ, thậm chí còn phải ăn cơm với mắm tôm (Ảnh minh họa).

Ngài lại có cái đức tính rất tốt của những kẻ lập nghiệp lớn, là cái đức tính biết chọn người mà dùng, khiến cho những kẻ hào kiệt ai cũng nức lòng mà theo giúp. Bởi vậy cho nên không những là ngài khôi phục được nghiệp cũ, mà lại thống nhất được sơn hà, và sửa sang được mọi việc, làm cho nước ta lúc bấy giờ thành một nước cường đại, từ xưa đến nay, chưa bao giờ từng thấy”.

>>> Xem thêm: Chuyện ít biết về phòng trà nổi tiếng nhất Hà Nội xưa: Chủ nhân giàu nức tiếng, là nơi thu thập t̼ì̼n̼h̼ ̼b̼á̼o̼

Cả đời không uống một giọt rượu, luôn duy trì lối sống khoa học, ăn uống đạm bạc

Để tham gia tốt hơn vào những công việc của triều chính, lối sống của ông đã được điều chỉnh theo một kế hoạch cố định. Lúc 6 giờ sáng, ông đã tỉnh dậy và đi tắm nước lạnh. 7 giờ thì vua tiếp các quan và thư từ tấu biểu. Đến 12 giờ trưa hoặc một giờ chiều, ông dùng bữa ngay ở xưởng đóng tàu, gồm có một ít cơm ăn với cá khô. Lúc 2 giờ chiều, vua lui về phòng mình và ngủ cho tới lúc 5 giờ. – Trích trong cuốn “Một chuyến du hành đến xứ Nam Hà trong năm 1792-1793” của John Barrow – người Anh xuất bản năm 1806.

Chân dung hoàng đế Gia Long.(Hình minh họa- Nguồn: ABS Travel).
Chân dung hoàng đế Gia Long.(Hình minh họa- Nguồn: ABS Travel).

Sách sử triều Nguyễn cho biết, trong các bữa ngự thiện giản đơn, Gia Long không có thói quen dùng rượu, kể cả rượu thuốc để tăng cường sức khỏe hay rượu Tây. Lý do là vua cho rằng rượu có tác hại đến sức khỏe, tinh thần nên ông không uống, dù chỉ là một giọt.

Cũng trong cuốn sách của John Barrow có viết về thói quen ăn uống của Gia Long như sau: “Ông không dùng rượu Tàu hay bất kỳ loại đồ uống có chất cồn nào, ăn rất ít thịt; một ít cá, cơm, rau, hoa quả, nước trà và bánh bột nhẹ là những đồ ăn uống chính hàng ngày”.

 Ngay cả khi đã lên ngai vàng được vạn người sùng bái ông vẫn giữ thói quen ăn uống đơn giản (Ảnh minh họa).

Ngay cả khi đã lên ngai vàng được vạn người sùng bái ông vẫn giữ thói quen ăn uống đơn giản (Ảnh minh họa).

Một người phương Tây khác là linh mục Lelabrousse người Pháp, trong một bức thư đề ngày 01/5/1800 gửi cho giám đốc trường Tu nghiệp của hội truyền giáo ngoại quốc ở Paris có đoạn viết về lý do vua Gia Long không uống rượu, theo đó:

“Thuở còn trẻ tuổi, Ngài có t.ật ngh.iện rượu, nhưng đến khi phải điều hành các việc chính trị, bi.nh c.ơ, trách nhiệm nhà nước nhất nhất quan hệ ở mình, thì Ngài quyết chừa rượu ngay, chừa một cách quyết liệt, đến nỗi từ đó về sau không nhấp một giọt rượu nào vào môi nữa.

Chính Ngài thường nói: Tôi nghĩ ở đời không có thứ gì làm mất phẩm giá người ta nhiều bằng cái t.ật quá chén; không có thứ gì t.ai h.ại cho bằng rượu, nó khiến người ta h.ư h.èn vô lực đủ đường; không có thứ gì t.ệ cho bằng rượu, nó khiến sinh ra lắm sự lỗi lầm, lắm cảnh kh.ốn đ.ốn. Một kẻ rượu chè say sưa chẳng nên cai quản, sai khiến ai bao giờ. Con người ta, đến bản thân còn chẳng tự trị nổi thì mong trị thiên hạ làm sao được?”.

Tượng th.ờ vua Gia Long ngày nay.
Tượng th.ờ vua Gia Long ngày nay.

Bên cạnh đó sinh hoạt khoa học, hợp lý kết hợp với hoạt động trí não, vận động chân tay đã giúp ông có thể lực khỏe mạnh. So với các vua Triều Nguyễn, ông là người có tuổi thọ cao nhất, thọ 59 tuổi.

Phải chăng chính việc ăn uống đơn giản, không ăn nhiều thịt, không uống rượu, thường xuyên uống trà, ăn nhiều rau và hoa quả cùng với vận động thể lực, ngủ nghỉ điều độ đã giúp cho Gia Long có một sức khỏe tốt? Lối sống khoa học của ông đã được sử sách ghi chép lại và là tấm gương cho nhiều người noi theo cho tới tận ngày nay.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *