Ngược dòng lịch sử về thăm chùa Đậu: Nơi lưu giữ nguyên vẹn t̼h̼i̼ ̼h̼à̼i̼ của 2 vị thiền sư nhà họ Vũ

hai vị thiền sư chùa đậu

Ngôi chùa hơn 2000 năm lịch sử này không chỉ nổi tiếng bởi cảnh quan đẹp, thanh tịnh mà còn gây ấn tượng bởi vật “quốc bảo” được lưu giữ tại đây.

Danh lam đệ nhất chùa

Chùa Đậu còn có tên là Thành Đạo Tự, Pháp Vũ Tự, chùa Vua, chùa Bà, nằm ở làng Gia Phúc, xã Nguyễn Trãi, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây, được khởi dựng từ thế kỷ thứ 3, xây cất lớn vào đời Lý, trùng tu vào đời Lê (thế kỷ 17 – 18) theo cấu trúc hệ thống tứ pháp nhà Phật. 

Kiến trúc của chùa Đậu trước khi tu sửa
Kiến trúc của chùa Đậu trước khi tu sửa

Năm 1964, chùa được xếp hạng di tích lịch sử và nghệ thuật loại A. Có từ lâu đời, lại trải qua chiến tranh, chùa đã bị xuống cấp nhưng vẫn còn lưu giữ nhiều di tích quý như gác chuông Tam quan, cuốn sách đồng thi lịch sử chùa, đặc biệt là tượng lưu cốt hai thiền sư Vũ Khắc Minh và Vũ Khắc Trường từng trụ trì chùa vào đầu và giữa thế kỷ 17.Chùa Đậu nằm ở cuối làng Gia Phúc, xã Nguyễn Trãi, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây, cách Hà Nội 24 km về phía nam. Chùa còn có nhiều tên gọi khác là: Thành Đạo Tự, Pháp Vũ Tự, Chùa Vua, Chùa Bà.

Chùa Đậu vốn thờ Tứ Pháp: vân, vũ, lôi, điện (tức là mây, mưa, sấm, chớp). Cuốn sách bằng đồng có từ thời Sĩ Nhiếp đầu thế kỷ thứ 3 (năm 200-210) hiện cất giữ tại chùa cho biết rõ sự tích Phật giáo là từ ấn Độ du nhập vào Việt Nam.

Cận cảnh kiến trúc chùa Đậu
Cận cảnh kiến trúc chùa Đậu

Theo Đại Đức Thích Thanh Nhung, trụ trì chùa, thì đầu thế kỷ thứ 3, Sĩ Nhiếp cho lập chùa đặt tên là Thành Đạo Tự, rước Đại Thánh Pháp Vũ Đại Bồ Tát về thờ, nên gọi là Pháp Vũ Tự. Năm 1635, đời vua Lê Thần Tông, cung tần Ngô Thị Ngọc Nguyên đã làm hội chủ hưng công trùng kiến quy mô ngôi chùa. Chùa Đậu nổi tiếng từ bấy giờ, mọi người cho rằng về tới nơi đây là đến nơi đất Phật.

Chùa Đậu được xây cất lớn vào đời Lý. Tới đời Lê có văn bia, sổ sách ghi truyền về việc tu sửa chùa. Chùa kiến trúc theo kiểu “nội công, ngoại quốc” “tiền Phật, hậu thánh” theo cấu trúc hệ thống tứ pháp nhà Phật. Nghệ thuật kiến trúc có nhiều nét độc đáo, đặc trưng của nền nghệ thuật dân gian hưng thịnh vào thế kỷ 17. Ngôi chính điện từ đời Lê, mái lợp ngói mũi hài, các cột, xà đều chạm rồng; những bệ đá chân cột chạm hoa sen, bộ cửa tám cánh đề chạm tứ linh, tứ quý, sơn son, thếp vàng… Tam quan chùa là một gác chuông hai tầng tám mái, tầng trên treo quả đại hồng chung đúc năm 1801, thời Tây Sơn.

Một góc bên trong chùa Đậu
Một góc bên trong chùa Đậu

Năm 1947, những công trình quý báu này bị thực dân Pháp phá hoại, đốt cháy. Tuy nhiên, vẫn còn một số điêu khắc giá trị ở gác chuông Tam quan và Hộ tiền đường chạm trổ tiên nữ cưỡi rồng, chàng trai cưỡi hổ đánh rồng… rất sống động. Hai cái am thờ hai di hài nhà sư ở bên cạnh chùa được xây bằng gạch cổ thời Mạc, có hình các con thú, lá cây, hoa cúc rất độc đáo. 

Bên trong chùa Đậu
Tượng la hán bên trong chùa Đậu

Khi chưa bị cháy, tại chùa còn nhiều vật quý hiếm như quạt ngà, quạt tê giác của vua Lê và chúa Trịnh ban. Hiện nay, chùa vẫn còn giữ cuốn sách đồng khắc chữ Hán nói về lịch sử chùa cùng một khánh đồng to đời Lê Cảnh Hưng thứ 33 (1772), một chuông đồng to thời Tây Sơn (Cảnh Trịnh thứ 9 – 1801), hai tấm gỗ tứ thiết sơn son thếp vàng có chạm hai bài thơ của vua Lê Hy Tông (1680 – 1705) và vua Lê Dụ Tông (1705 – 1719) khi về thăm chùa và một số bia đá cổ thời Mạc Sùng Khang (1566-1577), Dương Hòa (1635 – 1643), Thịnh Đức (1653-1657), Cảnh Hưng (1740-1786)…

Chùa Đậu "thanh xuân hóa" sau khi tu sửa
Chùa Đậu “thanh xuân hóa” sau khi tu sửa

Vào thời Hậu Lê, chùa được ghi nhận là “danh lam đệ nhất”. Năm 1964, chùa được Bộ Văn hóa Thông tin xếp hạng di tích lịch sử và nghệ thuật loại A, và được tu sửa lại vào năm 1967.

>>> Xem thêm: Làng cổ 800 năm tuổi ngay tại Hà Nội: Có hàng loạt biệt thự Pháp cổ tuyệt đẹp nhưng bị khóa trái, bỏ hoang

“Tượng táng” di hài của 2 vị thiền sư họ Vũ

Hai di hài bó sơn ta của hai nhà sư Vũ Khắc Minh và Vũ Khắc Trường (đã thay nhau trụ trì chùa vào đầu và giữa thế kỷ thứ 17). Thi hài của hai vị thiền sư này có thể xem là những “quốc bảo”. Được phép của Hội đồng Bộ trưởng và Bộ Văn hóa, tháng 5-1983 pho tượng nhà sư Vũ Khắc Minh được đưa về Viện Khảo cổ học và được tiến hành đo đạc nghiên cứu và chụp phim X quang tại bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội để xác định giá trị.

Tượng nhục thân nhà sư Vũ Khắc Minh nặng 7 kg, chiều cao ngồi 57 cm. Qua vết nứt rộng 2mm ở đầu và mặt thấy trong cùng là xương sọ, tiếp đến khoảng không rồi tới lớp bồi dày 2-4mm. Chất liệu bồi là đất gò mối tơi mịn trộn sơn sống, mùn cưa, giấy bản. Phủ ngoài chất bồi này là một lớp sơn ta màu cánh dán dày 0,1 mm. Hiện nay, đôi chỗ trên tượng hiện ra những lá bạc mỏng phủ ngoài lớp sơn ta, còn ngoài cùng là một lượt quang dầu. 

Nhục thân Vũ Khắc Trường
Nhục thân Vũ Khắc Trường

Theo truyền tụng dân gian, cách đây 300 năm, thiền sư đã ngồi thiền với chum nước trong am để uống. Người dặn lại với các phật tử, sau 100 ngày nếu không thấy tiếng mõ nữa thì hãy mở cửa am ra. Nếu thấy thiền sư ngồi im thì cứ để như thế và lấy sơn ta bả lên người và nếu thấy có mùi hôi thối thì dùng nước am xấp lên.

Một nhà nhân chủng học cho biết: “Thi hài của hai thiền sư là một hiện vật lịch sử quý hiếm, ở nhiều bảo tàng trên thế giới không thấy có loại hình tượng trên. Vì vậy, tạm đặt tên là phương pháp “tượng táng” tức là làm thành tượng để táng.

Nhục thân Vũ Khắc Minh
Nhục thân Vũ Khắc Minh

Đến nay, chùa Đậu đã bị xuống cấp, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam và Trung tâm hỗ trợ phát triển tài năng có sáng kiến tổ chức hội thảo “Giá trị văn hóa chùa Đậu và hướng bảo tồn, tôn tạo”, đã được nhiều tổ chức, đơn vị hưởng ứng… Thiết nghĩ, nhiều di sản quý mà chùa Đậu là một điển hình được giữ gìn, tôn tạo, khai thác, phát huy giá trị theo hướng “Nhà nước và nhân dân cùng làm” thì chúng ta không những bảo tồn được di sản quý, mà còn có nhiều điểm du lịch văn hóa thu hút khách du lịch thập phương.

Tổng hợp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *