“Nửa đêm ngoài phố”: Bản tình ca buồn theo chân ca sĩ Thanh Thúy khắp các sân khấu lớn nhỏ ở Sài Gòn

nửa đêm ngoài phố

Ca sĩ Thanh Thúy là một trong những nữ ca sĩ có ảnh hưởng lớn nhất đến nền Tân nhạc Việt Nam trước năm 1975. Cùng với Trúc Mai, Minh Hiếu, Phương Dung, thì Thanh Thúy được xem là thế hệ ca sĩ đầu tiên của dòng nhạc vàng Miền Nam được hình thành từ thập niên 1960.

Ca sĩ Thanh Thúy được mệnh danh là “tiếng hát liêu trai” của dòng nhạc vàng

Nhắc đến những ca sĩ nổi tiếng hát nhạc vàng trước năm 1975 không thể thiếu cái tên được mọi người phong cho danh hiệu “tiếng hát liêu trai”, ca sĩ Thanh Thúy. Cô ca sĩ một thời từng là người yêu trong mộng của cả một thế hệ, trong đó có cả những nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ nổi tiếng trước năm 1975.

Ca sĩ Thanh Thúy tên đầy đủ là Nguyễn Thị Thanh Thúy, sinh năm 1943 tại Thừa Thiên Huế trong một gia đình có 5 chị em, nhưng chỉ có mình cô theo nghiệp ca sĩ. Còn hai người em tên Thanh Mỹ và Thanh Châu của cô thỉnh thoảng cũng đi hát nhưng không theo nghiệp.

Thanh Thúy có chất giọng trầm ấm hơi khàn, lối phát âm nhả chữ và luyến láy rất riêng và đầy cảm xúc.
Thanh Thúy có chất giọng trầm ấm hơi khàn, lối phát âm nhả chữ và luyến láy rất riêng và đầy cảm xúc.

Từ nhỏ cô đã theo gia đình chuyển vào Sài Gòn, cả nhà thuê một căn nhà nhỏ trong con hẻm trên đường Cao Thắng để tiện chăm sóc cho mẹ cô trong thời gian bà c̼h̼ữ̼a̼ ̼t̼r̼ị̼ ̼b̼ệ̼n̼h̼ ̼n̼a̼n̼ ̼y̼. Năm 1958, khi cô mới tròn 15 tuổi, vì kế mưu sinh, đồng thời phụ kiếm tiền để có t̼i̼ề̼n̼ ̼t̼h̼u̼ố̼c̼ ̼t̼h̼a̼n̼g̼ cho mẹ cô, Thanh Thúy bắt đầu đi hát.

Tình cờ một hôm, Trịnh Công Sơn nghe được tiếng hát của Thanh Thúy cùng phong cách trình diễn đầy thu hút của cô đã gây cho Trịnh Công Sơn một ấn tượng đặc biệt sâu sắc. Từ đó, ông ngưỡng mộ giọng hát này. Sau đó một thời gian, Trịnh Công Sơn đã sáng tác ca khúc “Ướt mi” để tặng cho Thanh Thúy, người mà ông mến mộ.

Tiếng hát Thanh Thúy đã từng được nhà văn Mai Thảo mệnh danh là "Tiếng hát lúc 0 giờ".
Tiếng hát Thanh Thúy đã từng được nhà văn Mai Thảo mệnh danh là “Tiếng hát lúc 0 giờ”.

Năm 1964, với việc thể hiện thành công ca khúc nổi tiếng “Chuyến tàu hoàng hôn” tên tuổi của cô một lần nữa khắc sâu vào lòng khán giả mến mộ. Cũng trong năm này cô lập gia đình với tài tử Ôn Văn Tài, T̼r̼u̼n̼g̼ ̼t̼á̼ ̼K̼h̼ô̼n̼g̼ ̼q̼u̼â̼n̼. Có thể nói rằng họ là cặp đôi Kim Đồng – Ngọc Nữ trong giới nghệ sĩ lúc bấy giờ bởi sau kết hôn hai người chung sống rất hòa thuận và hạnh phúc cho đến sau này.

Năm 1970, cô đoạt giải thưởng Kim Khánh với nhạc phẩm “Tình đời” (tức Duyên k̼i̼ế̼p̼ ̼c̼ầ̼m̼ ̼c̼a̼) của 2 nhạc sĩ Minh Kỳ và Vũ Chương dành cho nữ ca sĩ ăn khách nhất. Nhạc phẩm này được nhạc sĩ sáng tác nhân dịp Thanh Thúy trở lại nghiệp c̼ầ̼m̼ ̼c̼a̼ sau vài năm vắng bóng.

Năm 1961, Thanh Thúy được bầu chọn là Hoa hậu Nghệ sĩ.
Năm 1961, Thanh Thúy được bầu chọn là Hoa hậu Nghệ sĩ.

Năm 1972, Thanh Thúy tiếp tục đoạt thêm 2 giải Kim Khánh dành cho nữ ca sĩ được ái mộ nhất trong năm và show truyền hình được yêu thích nhất trong năm do cô làm trưởng ban. Sau tháng 4 năm 1975, Thanh Thúy sang định cư tại Hoa Kỳ. Trong thời gian này cô vẫn tiếp tục đi hát thường xuyên và xuất hiện trên các video của Trung tâm Asia, Thúy Nga,… cũng như trung tâm băng đĩa của chính cô.

>>> Xem thêm: Hành trình của ban hợp ca Thăng Long: Từ lúc “chân ướt chân ráo” vào Sài Gòn đến khi thành huyền thoại

“Nửa đêm ngoài phố” – nhạc phẩm gắn liền với tên tuổi của Thanh Thúy

“Nửa Đêm Ngoài Phố” là một trong những nhạc phẩm nổi tiếng nhất của cố Nhạc sĩ Trúc Phương mà hầu như giới mộ điệu Nhạc Vàng đều đã từng thưởng thức qua hơn một lần và đem lòng yêu mến. Bài hát diễn tả tâm trạng buồn của một người khi người yêu không đến nữa. “Nửa Đêm Ngoài Phố” đã đi sâu vào lòng tất cả mọi người, từ những người lớn tuổi, cho đến lớp người trẻ thời bấy giờ.

Sự thành công của ca khúc có một phần đóng góp không nhỏ qua tiếng hát liêu trai của nữ Ca sĩ Thanh Thúy mà nhạc sĩ Trúc Phương thương mến gọi là “Cô Tư” (theo cách b̼à̼ ̼v̼ú̼ ̼g̼i̼à̼ hay gọi ca sĩ Thanh Thúy).

Nói về sự nghiệp của ca sĩ Thanh Thúy cũng không thể không nhắc đến ca khúc "Nửa Đêm Ngoài Phố".
Nói về sự nghiệp của ca sĩ Thanh Thúy cũng không thể không nhắc đến ca khúc “Nửa Đêm Ngoài Phố”.

Ca sĩ Thanh Thúy từng chia sẻ mình giống như vị sứ giả đem tâm sự của Trúc Phương đến gần hơn với khán giả: “Anh và tôi không hẹn, nhưng đã gặp nhau trên con đường sống cho k̼i̼ế̼p̼ ̼t̼ằ̼m̼. Anh trút tâm sự qua cung đàn, còn tôi qua tiếng hát. Trong khoảng thập niên 60, tên tuổi Anh và tôi như đã gắn liền với nhau: Nhạc Trúc Phương, tiếng hát Thanh Thúy.

Cô như một vị sứ giả của cảm xúc và âm thanh.
Cô như một vị sứ giả của cảm xúc và âm thanh.

Như một đ̼ị̼n̼h̼ ̼m̼ệ̼n̼h̼,̼ tôi vào đời ca hát đúng vào thời điểm Anh say mê sáng tác, và tình cờ trở thành vị sứ giả đem tâm sự Anh đến mọi người, những người không nhiều thì ít cùng mang một tâm sự với Anh. Tâm sự về tuổi thơ mộng, về tình yêu dịu dàng của đôi lứa (dù trong bối cảnh đ̼a̼u̼ ̼t̼h̼ư̼ơ̼n̼g̼ ̼của đất nước), về chuyện tình d̼a̼n̼g̼ ̼d̼ở̼, về cuộc đời…

Đây là bản tình ca buồn đều được khán giả yêu cầu mỗi lần Thanh Thúy biểu diễn.
Đây là bản tình ca buồn đều được khán giả yêu cầu mỗi lần Thanh Thúy biểu diễn.

Đến khi nhạc phẩm “Nửa Đêm Ngoài Phố” ra đời, tên tuổi Anh đã vang dậy khắp nơi. Với thể điệu Rumba quen thuộc, diễn tả tâm trạng đ̼a̼u̼ ̼b̼u̼ồ̼n̼ của một người khi người yêu không đến nữa, “Nửa Đêm Ngoài Phố” đã ăn sâu vào lòng tất cả mọi người, từ những người lớn tuổi, cho đến lớp người trẻ lúc bấy giờ.

Bất cứ buổi trình diễn nào, tôi cũng được yêu cầu trình bày “Nửa Đêm Ngoài Phố”, từ các sân khấu phòng trà, v̼ũ̼ ̼t̼r̼ư̼ờ̼n̼g̼ cho đến Đ̼ạ̼i̼ ̼N̼h̼ạ̼c̼ ̼H̼ộ̼i̼, từ các thôn làng nhỏ bé cho đến các t̼i̼ề̼n̼ ̼đ̼ồ̼n̼ ̼h̼ẻ̼o̼ ̼l̼á̼n̼h̼ xa xôi. Ngoài ra, trong những chương trình phát thanh của đài Sài Gòn và đài tiếng nói Q̼u̼â̼n̼ ̼Đ̼ộ̼i̼, vào bất cứ chương trình nhạc nào cũng có bài này…”.

Thanh Thúy đã thể hiện rất thành công ca khúc này và được người yêu nhạc mến mộ.
Thanh Thúy đã thể hiện rất thành công ca khúc này và được người yêu nhạc mến mộ.

Như vậy có thể thấy, ca sĩ Thanh Thúy được coi như là một trong những nữ ca sĩ gây được nhiều tiếng vang nhất trong làng âm nhạc Miền Nam trước năm 1975. Tiếng hát của cô phủ sóng trên tất cả các phương tiện và lĩnh vực. Đặc biệt là với nhạc phẩm “Nửa Đêm Ngoài Phố” rất được khán giả yêu thích.

Theo Thông tin Ngày nay, dongnhacvang.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *