Hà Nội: Đào cống thoát nước “quệt” trúng m̼ộ̼ cổ 2000 năm tuổi

Đào cống thoát nước "quệt" trúng m.ộ cổ 2000 năm tuổi

Một công trình thi công tại Hà Nội đã vô tình làm phát lộ hai ngôi m.ộ cổ gần 2.000 năm tuổi và một chiếc giếng cổ cách đó gần 200m.

Cách đây 10 năm (tháng 4/2011), một công ty xây dựng khi thi công đặt cống tại khu vực Ciputra Hà Nội (thôn Nhật Tảo, xã Ðông Ngạc, huyện Từ Liêm – nay là phường Đông Ngạc, quận Bắc Từ Liêm) đã vô tình làm phát lộ hai ngôi m.ộ cổ gần 2.000 năm tuổi và một chiếc giếng cổ cách đó gần 200m.

Đào cống thoát nước “quệt” trúng m.ộ cổ

Thời điểm đó, khi gầu xúc của đơn vị thi công trong khi đặt hệ thống cống ngầm ở độ sâu 2 mét đã quệt phải một hàng gạch làm lộ ra ngôi m.ộ thứ nhất, phía trong có lớp bùn dày khoảng 35cm phủ kín nền mộ. Thấy vậy họ đình lại và gọi điện báo về xã, rồi xã cũng đã báo ngay lên huyện và huyện đã báo cho Ban quản lý Di tích-Danh thắng Hà Nội.

Khu đô thị Ciputra Hà Nội

Máy xúc định chuyển hướng cào đất tiếp ở cách chỗ cũ khoảng 1m50, thì không ngờ lại quệt phải nóc ngôi m.ộ thứ hai, làm vỡ một phần nóc m.ộ mà bên trong lộ rõ lớp bùn lấp tới gần một phần ba thành mộ.

Ngay sau đó, các nhà khảo cổ học khác đã lập tức có mặt khảo sát. Bước đầu khai quật cho thấy lộ ra 2 ngôi mộ, một lớn, một nhỏ ở nông hơn.

PGS. TS Nguyễn Lân Cường (Hội khảo cổ học Việt Nam) – lúc đó là Phó Tổng thư ký Hội Khảo cổ học Việt Nam đã cho biết: Chỉ ngay mấy ngày đầu khai quật ông đã thấy điều phân biệt của ngôi m.ộ cổ này với các ngôi m.ộ khác, chính là chạy dọc theo bên ngoài nóc m.ộ là hàng gạch khoá vòm mộ.

Trông từ trên xuống, 2 ngôi m.ộ cổ như 2 con cá nằm song song với nhau theo hướng tây bắc – đông nam và đều có “dải vây cá trên lưng”. Và chưa bao giờ thấy “hàng gạch khoá mộ” như 2 ngôi m.ộ ở đây.

Hai ngôi m.ộ c.ổ thời Hán được khai quật tại Hà Nội cách đây 10 năm trước. (Ảnh: Kiên Trung).

Trong ngôi m.ộ lớn, xen giữa những rìa bên của các viên gạch là mẫu trang trí hoa văn “đồng tiền” và hoa văn “trám lồng”. Còn ngôi m.ộ nhỏ hầu hết là có trang trí hoa văn “xương cá” một số nhỏ là “trám lồng”.

Nhưng một điều bí mật chưa được giải mã là trong ngôi m.ộ lớn có tới 40 chữ Hán cổ: Bên trái là bộ “thổ”, bên phải là bộ “mộc”. PGS.TS Nguyễn Lân Cường đã tìm gặp những “cây đa, cây đề” trong ngành Hán học (chứ không phải là Hán nôm) để hỏi về chữ cổ này, nhưng tới nay vẫn chưa có câu trả lời.

>>> Xem thêm: Chuyện lạ: Sở hữu căn nhà cổ niên đại hơn 400 năm nhưng cả gia đình phải sống chui rúc trong căn nhà ở xó vườn

Khu vực phát hiện m.ộ cổ từng là thị trấn

Cố nhà giáo, Nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc đã chia sẻ với báo chí thời điểm sau khi phát hiện ra 2 ngôi m.ộ cổ rằng, khu vực phát hiện m.ộ cổ và giếng cổ từng là một thị trấn hay còn gọi là lỵ sở của đất Giao Châu xưa. Nơi này từng phát hiện nhiều ngôi m.ộ người Hán.

Việc phát hiện 2 ngôi m.ộ cổ và giếng cổ tại khu đô thị Ciputra (thôn Nhật Tảo, xã Đông Ngạc, Từ Liêm, Hà Nội) đã góp phần nói lên bề dày văn hoá lịch sử của đất Thăng Long. Điều này cho thấy những di sản còn tồn tại không chỉ hiện diện trong thành cổ mà còn ở cả vùng ngoại vi của đất Thăng Long.

Theo cố nhà Hà Nội học này, thôn Nhật Tảo (tên nôm là làng Kiểu) là một làng cổ có niên đại hàng nghìn năm cùng cụm với các làng Thượng Thụy (làng Bạc), Phú Gia (làng Gạ), Phú Xá (làng Xù) thuộc Châu Từ Liêm xưa. Khu vực này có thời đã là một thị trấn hay còn gọi là lỵ sở của đất Giao Châu.

Hai ng.ôi m.ộ nhìn theo chiều ngang. Đây không phải là ng.ôi m.ộ được mai táng kiểu song táng mà là hai ng.ôi m.ộ riêng biệt nhau. (Ảnh: Thu Linh)

Sách “Việt điện u linh” có chép rằng, khi nước ta còn bị nhà Đường (179 TCN-938) cai trị, viên thứ sử Lư Anh (hoặc Hoán hay Ngư) đóng phủ trị tại vùng này lập ra quán Khai Nguyên và Già La (dân gọi là Quán La).

Vì vậy dưới chân đình Quán La từng phát hiện ngôi m.ộ Hán được xây bằng gạch ô trám, nóc là gạch cuốn hình múi bưởi. Giáo sư Hà Văn Tấn đã đọc được ở ngôi m.ộ này hai chữ Duyên nhị.

Không riêng gì Quán La, sau này từ năm 1960 trở đi các nhà khảo cổ còn tìm được nhiều ngôi m.ộ người Hán như vậy ở khu vực cánh đồng làng Cáo, làng Giàn (nay thuộc Xuân Đỉnh, Bắc Từ Liêm).

Theo ông Phúc, từ việc phát hiện những ngôi m.ộ Hán, Lục Triều, Tuỳ Đường ở khu vực này cho phép nhận định rằng vùng phía Tây, Hồ Tây từ thời Bắc thuộc đã là một điểm tụ cư đông đúc.

Những “báu vật” dần lộ diện

Trong quá trình khai quật, các chuyên gia, nhà khảo cổ phát hiện ngôi m.ộ lớn có tổng cộng tìm thấy 28 hiện vật: 16 bát, đĩa, bình gốm có men và không có men, 9 chiếc đinh sắt đã bị rỉ, 1 hạt chuỗi thuỷ tinh màu xanh (không phải một “chuỗi hạt”), một phiến đá dẹt hình chữ nhật vuông vắn màu xanh nhạt, mà theo nhà thạch học Lê Thị Thu Hương thuộc loại đá phiến xanh. Một bát đồng rất mỏng đã bị v.ỡ n.át.

Khi khai quật ngôi m.ộ nhỏ, các chuyên gia lại phát hiện nhiều nhiều điều hiếm gặp. Ngôi m.ộ nhỏ chỉ vẻn vẹn có 5 đồ gốm, trong số đó đặc biệt có bình gốm đầu gà rất đẹp còn rõ cả mào, mắt và đuôi gà. Có lẽ đây là hiện vật quý nhất trong lần khai quật này.

Đặc biệt, các nhà khảo cổ phát hiện ở lớp bùn đáy m.ộ đã phát hiện một lớp gạo, thóc cháy. Rồi trong quá trình chỉnh lý những đồ các chuyên gia lại phát hiện 2 bát nhỏ, khi nạo hết bùn ở lớp trên lộ dần ra những hạt gạo, thóc cháy. Đáng chú ý, một số hạt thóc còn giữ được cuống và một phần vỏ trấu. Hạt thóc và gạo thuộc dạng hạt bầu đến tròn (tỉ lệ dài/rộng 1,7 – 2,5mm).

Những hạt thóc cổ, gạo cháy được tìm thấy trong hai ngô.i m.ộ cổ. (Ảnh: Thu Linh).

Cả 2 ngôi m.ộ đều không có dấu vết của gỗ q.uan tà.i và d.i cố.t người, theo PGS.TS Nguyễn Lân Cường là bởi vì đã bị tiêu hết như phần lớn các m.ộ t.áng thời Bắc thuộc ở Việt Nam.

“Dựa vào kích thước của những viên gạch xây mộ, các đặc điểm của đồ gốm, chúng tôi cho rằng cả 2 ngôi m.ộ đều thuộc thời “Lục Triều” có niên đại trong khoảng thế kỷ thứ 4 đến thế kỷ thứ 6. Mặc dù ngôi m.ộ to có sớm hơn ngôi m.ộ nhỏ một chút”, PGS.TS Nguyễn Lân Cường chia sẻ trên báo chí.

Đối với chiếc giếng cổ cũng được phát hiện cách đó gần 200m, máy xúc đã làm bạt đi mất mấy hàng gạch ở trên thành giếng, tuy nhiên thân giếng vẫn còn khá nguyên vẹn.

Những viên gạch trong lòng giếng mang nhiều niên đại khác nhau, rải rác từ thế kỷ 6 cho tới tận thế kỷ 15, chứng tỏ sự tồn tại lâu dài xuyên suốt theo thời gian của cư dân tại khu vực nằm cạnh sông Hồng và là ngoại vi của thành Ðại La cũ.

Một chiếc giếng cổ được phát hiện cách hai ng.ôi m.ộ cổ không xa. (Ảnh: Kiên Trung)

“Việc tìm thấy 2 m.ộ cổ và giếng cổ ở khu đô thị Ciputra không có gì đặc biệt bởi nơi đây xưa có người sống thì phải có người ch.ết. Ở đâu có dân cư thì ở đó phải có nước để sinh hoạt. Nếu chúng ta tiếp tục khai quật ở khu vực này có lẽ còn phát hiện được nhiều ngôi m.ộ cổ như thế”, ông Phúc chia sẻ với báo chí cách đây 10 năm, tuy nhiên, ông Phúc cho rằng, điều đặc biệt trong quá trình khai quật m.ộ lần này là đã tìm thấy một số hiện vật mà trước đây chưa từng gặp ở Hà Nội, như ấm đồng, đinh sắt, lúa gạo.

Theo: Danviet

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *