Bí ẩn xung quanh cây đa cổ “Giời Ơi” ở Hà Nội: Không ai dám “ph.ạm” đất thần vì Bà Tinh cai quản

Là một trong những cây cổ thụ đầu tiên của huyện Phú Xuyên (Hà Nội) được công nhận “Cây Di sản Việt Nam”, cây đa có tên gọi “Giời Ơi” không chỉ khiến du khách bất ngờ bởi vẻ đẹp trường tồn mà còn cả những câu chuyện bí ẩn xoay quanh.

Ai đi qua cũng “Giời ơi”

Cây đa Giời Ơi là một cây đa tía lớn, tán rộng, nhiều rễ phụ, ước tính đã trên 200 năm tuổi. Cây đa nằm trên đoạn đường nối xã Tri Thủy với xã Phúc Tiến (đường tỉnh lộ 428), một bên là cánh đồng lúa thênh thang, một bên là con sông Lương thơ mộng.

Cây đa “Giời Ơi” ôm trọn tỉnh lộ 428

Còn về hai tiếng “Giời Ơi” thì nghe kể lại rằng, do đây là vùng hoang vắng, ngày xưa bọn c.ướp hay mai phục bên đường để tr.ấn l.ột, c.ướp b.óc. Mỗi lần có người bị c.ướp, họ đều kêu thất thanh “Giời ơi!” khiến dân quanh vùng đều nghe thấy, nhiều lần thành tên.

Tuy vậy, ngoài câu chuyện truyền miệng trên còn nhiều “d.ị bản” khác về tên gọi “Giời Ơi” như chuyện người dân đi lễ thánh về qua đây, do trời nóng quá mà nghỉ chân lại. Tận hưởng hương đồng gió sông, bóng mát cây cao thì mới thốt lên “Giời ơi mát quá”. Sự lý giải này cũng rất hợp tình hợp lý, do vùng này người theo đạo Công giáo khá đông và thường đi qua con đường này để tới các nhà thờ.

Cây đa Giời Ơi có tán rộng với nhiều bộ rễ cắm xuống đất

Ngoài ra, người dân quanh đây còn lưu truyền câu chuyện khác về một người đàn ông sau khi thua c.ờ b.ạc đã bán hết đất đai nhà cửa. Khi đi qua cây đa, trời đổ mưa to nên ông vào trú ở gốc cây. Sau trời tạnh mưa, định bước ra ngoài thì ông này đột nhiên đứng lại dưới gốc cây chắp tay cầu khấn rằng, nếu cho được thắng b.ạc ông sẽ đem tất cả tiền thắng được về xây miếu.

Quả nhiên sau đó, ông ta được b.ạc và quay trở lại xây miếu th.ờ, cây đa càng thêm huyền tích và ly kỳ.

Cây đa được công nhận là cây di sản vào năm 2014

Xem thêm: Nam Phương hoàng hậu và những bức ảnh ít người biết: Từ bé đã có vẻ đẹp và thần thái hơn người

Đất thần nơi làng quê yên bình

Theo những người dân sống trong làng kể lại, nơi đây xưa kia chỉ là khu vực đồng không mông quạnh. Ở chùa Phúc Lâm gần đó, trước có “bà Tinh” trú ngụ, trẻ con vào chùa leo trèo cây cối thường bị “đẩy” ngã xuống. Khi tu sửa chùa, “bà Tinh” chuyển ra ngụ ở cây đa di sản bây giờ. Bởi thế, lúc thi công xây dựng quốc lộ 1A, nhà thầu “né” cho đoạn đường đi phía trước cây “Giời Ơi”.

Bên gốc đa, nơi lưu trữ bao câu chuyện kỳ bí

Sau khi đường hoàn thành và đi vào sử dụng, khu vực này thường xuyên xảy ra tai n.ạn, dân làng bất an cho rằng bởi “bà Tinh” ngụ ở cây đa b.ắt đi. Để khắc phục, đoạn đường được di chuyển, “nắn” lại cho chạy phía sau cây đa. Từ đó tại n.ạn gần như không xảy ra.

Trú cùng thôn Phúc Lâm, ông Đào Văn Tước, một “nhân chứng sống” kể lại câu chuyện của mình xảy ra nhiều năm về trước.

Theo đó, khoảng 4 giờ sáng của ngày rằm, ông Tước cùng một người đàn ông trong làng ra trông đồng thì thấy 2 chiếc đèn l.ồng treo ở miếu dưới gốc cây. Đoán là có người từ Hà Nội mang về làm lễ, ông mới chợt nghĩ trong đầu sắp đến ngày rằm, nhà có trẻ con lại không kịp chuẩn bị đồ chơi cho chúng nên hai người bàn nhau mỗi người xin một chiếc.

Cây thần có bà Tinh cai quản

Cầm đèn về đến nhà, tự nhiên ông thấy trong người linh cảm chẳng lành. Linh tính mách bảo phải trả chiếc đèn về nơi cũ, ong cầm đèn ra ngã ba, gặp ông bạn trên tay cũng cầm chiếc đèn . Chẳng biết có phải câu chuyện tâm linh gì không nhưng quả đúng không nên tự ý xâm phạm đến cây đa, vì làm như vậy là đã “ph.ạm” vào đất thần, đất thánh.

Cũng theo ông Tước, từ lâu người dân ở đây không ai dám tự ý xâm ph.ạm, làm những chuyện h.ư h.ại nơi này. Bởi có câu chuyện kể rằng, vào năm 1996 có một cậu học sinh đi qua cây đa, lôi bát hương ở miếu ra nghịch rồi ném ở khu ngh.ĩa tr.ang. Nghe đâu khi cậu này trở về nhà liền “ứng” ngay điều không lành.

Cây đa giờ không còn là nỗi sợ hãi của người dân, trẻ con vẫn thường vui đùa dưới gốc đa

Năm 2014, cây đa Giời Ơi được Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường công nhận là cây di sản đầu tiên ở huyện Phú Xuyên, được gắn biển và ở dưới có một miếu thờ nhỏ. Đoạn đường đi qua cây đa Giời ơi đã được mở rộng hơn, cây cối được phát quang để mở rộng tầm nhìn, có xe buýt 108 đi qua và có một số quán nước nhỏ bên đường làm cho người dân không bị sợ hãi bởi các câu chuyện huyền tích.

Với nhiều người dân làng Phú Xuyên, cây đa Giời Ơi là một biểu tượng văn hóa truyền thống mẫu mực. Một cây đa đẹp mọc bên dòng sông quê mà mỗi khi đi xa trở về, thấy cây đa là thấy quê hương, thấy bóng mẹ dáng cha đang thấp thỏm đợi chờ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *