Chùm ảnh: Những tấm chân dung độc đáo của văn nghệ sĩ miền Nam trước 1975

Đầu năm 2020, họa sĩ Trần Thế Vĩnh trình làng rất nhiều bức chân dung của những văn nghệ sĩ nổi tiếng của miền Nam trước năm 1975, là những người đã có đóng góp lớn cho nền văn nghệ miền Nam rực rỡ một thời.

Bộ tranh xuất phát từ sự đ̼a̼u̼ k̼h̼ổ̼

Trần Thế Vĩnh sinh năm 1986, người làng Phúc Lộc, xã Triệu Thuận, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị, hiện sống tại TP HCM. Từ khi 3-4 tuổi đã đắm say hội họa, luôn cầm phấn sáp vẽ khắp nơi.

Lớn lên, theo tiếng gọi mỹ thuật, Vĩnh chọn hội họa tại trường Đại học Nghệ thuật – Đại học Huế, thay vì theo khiếu ngôn ngữ, từng được giải tiếng Anh tại trường Trung học phổ thông Chuyên Lê Quý Đôn, Quảng Trị.

Chia sẻ về sự ra đời của bộ tranh chân dung đ̼ộ̼c̼ đáo, hoạ sĩ Trần Thế Vĩnh cho biết sau khi trải qua nhiều b̼i̼ế̼n̼ c̼ố̼ lớn của cuộc đời, từ việc gia đình đ̼ổ̼ v̼ỡ̼, đến việc bị m̼ấ̼t̼ đi 2 người mà anh thương yêu nhất, trong 2 tháng anh không vẽ nữa trong tâm trạng c̼h̼á̼n̼ n̼ả̼n̼ và đ̼a̼u̼ b̼u̼ồ̼n̼. Thời gian này anh đọc k̼i̼n̼h̼, đọc sách và nghe nhạc, và tìm hiểu về cuộc đời của những văn nghệ sĩ nổi tiếng của miền Nam, khởi đầu là Bùi Giáng và Tô Thùy Yên.

Trần Thế Vĩnh bên các tác phẩm hội họa của mình

Xuất phát của bộ tranh này là sự đ̼a̼u̼ k̼h̼ổ̼. Càng đọc những áng văn chương xưa, anh càng cảm nhận sự đồng điệu giữa cuộc đời mình và cuộc đời buồn của những văn nghệ sĩ tài hoa năm xưa. Đời sống nghệ sĩ phải chấp nhận đ̼a̼u̼ k̼h̼ổ̼, và từ cái đ̼a̼u̼ k̼h̼ổ̼ đó, họ có chất liệu để kể câu chuyện của mình.

Điểm đặc biệt trong tranh của Trần Thế Vĩnh là những mảng màu lớn và những nét chấm phá nguệch ngoạc đặc trưng, tưởng chừng đó chỉ là nét vẽ linh tinh nhưng lại là nét đắt nhất của tác phẩm, hình thành 1 cá tính cho bức tranh. Họa sĩ cho biết để đạt được điều đó, người nghệ sĩ phải biết buông, biết chấm, biết p̼h̼á̼ và biết thả. Đó chính là bản lĩnh.

Xem thêm: NSƯT Út Bạch Lan: Từ cô gái hát dạo vỉa hè đến cây đại thụ của cải lương miền Nam

Toàn những gương mặt tài hoa mà truân chuyên

Những chia sẻ của họa sĩ Trần Thế Vĩnh có thể làm cho công chúng yêu nhạc, yêu thơ trước 1975 có thể phải ngẫm nghĩ lại. Có lẽ số mệnh đã làm những văn nghệ sĩ tài hoa của Sài Gòn mang cuộc đời buồn nhiều hơn là vui.

Đó là những cái tên sáng chói trên bầu trời văn chương, âm nhạc và văn hóa của Việt Nam về cả tài năng và nhân cách, và đôi khi là vì cả sự c̼h̼ì̼m̼ n̼ổ̼i̼, t̼r̼u̼â̼n̼ c̼h̼u̼y̼ê̼n̼ của người nghệ sĩ như: Văn Cao, Phạm Duy, Trịnh Công Sơn, Bùi Giáng, Hoàng Cầm, Hữu Loan, Quang Dũng, Tô Thùy Yên, Thanh Tâm Tuyền, Vũ Trọng Phụng, Lam Phương, Lê Uyên Phương, thi sĩ Tuệ Sỹ, Phạm Công Thiện, Phạm Đình Chương, Vũ Hoàng Chương, Đinh Hùng, Hàn Mặc Tử… và các trí thức lớn như Phan Khôi, Trần Đức Thảo, Nguyễn Hữu Đang, Nguyễn Hiến Lê.

Nhiều người trong số những văn nghệ sĩ tài năng này là các văn nghệ sĩ Sài Gòn, được công chúng yêu mến, ngoài những tên kể trên còn có Vũ Thành An, Ngô Thụy Miên, Trầm Tử Thiêng, Du Tử Lê, Từ Công Phụng…

Nhạc sĩ Phạm Đình Chương
Nhạc sĩ Lam Phương
Văn Cao
Nhạc sĩ Trinh Công Sơn
Nhạc sĩ Từ Công Phụng
Nhà thơ Nguyễn Bính
Thi sĩ Hàn Mặc Tử
Nhà thơ Trầm Tử Thiêng

Chỉ có hai chân dung nữ xuất hiện trong bộ chân dung này. Người thứ nhất là nữ sĩ Xuân Quỳnh, thứ hai nữ sĩ Minh Đức Hoài Trinh.

Nữ sĩ Xuân Quỳnh
Nữ sĩ Minh Đức Hoài Trinh

Và chỉ duy nhất một danh họa xuất hiện trong bộ chân dung này là Nguyễn Gia Trí.

Danh họa Nguyễn Gia Trí

Họa sĩ Trần Thế Vĩnh dự định dừng lại ở 50 chân dung, nhưng con số cuối cùng anh có được lại là 51 tác phẩm. Lý do là bởi anh… đếm nhầm. Bức tranh thứ 51 chính là bức chân dung về nhà văn kỳ tài nhưng đã sớm q̼u̼a̼ đ̼ờ̼i̼ trong n̼g̼h̼è̼o̼ k̼h̼ó̼, b̼ệ̼n̼h̼ t̼ậ̼t̼ – Vũ Trọng Phụng.

Trừ họa sĩ Vĩnh Phối là thầy dạy ở đại học, còn lại Vĩnh chưa gặp bất kỳ ai trong 50 nhân vật, vài người đã q̼u̼a̼ đ̼ờ̼i̼ trước khi cha mẹ của Vĩnh sinh ra, nên ký ức của Vĩnh là những dư âm từ lịch sử, từ sách vở, từ tinh thần văn nghệ, từ sự ngưỡng mộ… được truyền lưu qua năm tháng. Bằng trí nhớ gián tiếp, sự tưởng tượng dạt dào cũng như kiến văn tự thân, Vĩnh đã thành công trong việc lột tả thần thái. Chính điều này làm cho các tranh chân dung – mới nhìn tưởng giống nhau- nhưng lại có được h̼ồ̼n̼ c̼ố̼t̼ riêng và câu chuyện sâu sắc.

Nhạc sĩ Từ Công Phụng

Cũng khoảng hơn một năm trước, họa sĩ Trần Thế Vĩnh đã gây tiếng vang trong công chúng khi cho ra mắt tác phẩm vẽ chân dung huấn luyện viên Park Hang-seo giữa lúc mà cả nước đang “p̼h̼á̼t̼ c̼u̼ồ̼n̼g̼” với vị huấn luyện viên tài năng này và đội tuyển bóng đá Việt Nam.

(Theo nhacvangbolero, doanhnhanplus)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *