Ngôi làng hơn 400 năm gắn bó với nghề làm sừng: Con trâu còn hơn cả “đầu cơ nghiệp”

Làng Thụy Ứng (xã Hòa Bình, Thường Tín, Hà Nội), ngôi làng nghề duy nhất làm lược và đồ thủ công mỹ nghệ bằng sừng trâu, bò. Qua bàn tay khéo léo của người thợ, chiếc sừng thô trở thành những món đồ trang sức, trang trí đẹp mắt, tinh xảo.

30 công đoạn – 1 chiếc lược

Có một ngôi làng mà ở đó, con trâu còn hơn cả “đầu cơ nghiệp”. Không chỉ để kéo cày, l̼ấ̼y̼ ̼t̼h̼ị̼t̼, mà tất cả những thứ tưởng chừng vứt đi như sừng, móng, xương… khi qua bàn tay khéo léo của người thợ, đều trở thành những món đồ trang sức, trang trí đẹp mắt, tinh xảo. Đó là làng Thụy Ứng (xã Hòa Bình, Thường Tín, Hà Nội), ngôi làng nghề duy nhất làm lược và đồ thủ công mỹ nghệ bằng sừng trâu, bò.

Nghệ nhân Nguyễn Văn Sử

Vừa qua cổng làng đã nghe những âm thanh rè rè vang lên từ những ngôi nhà bên đường. Anh Nguyễn Hồng Chăm (Phó Chủ tịch UBND xã Hòa Bình) giải thích với tôi, đó là tiếng mài sừng. Rồi anh cười bảo, thế này vẫn là trầm lắng, bởi như mọi năm, không bị ả̼n̼h̼ ̼h̼ư̼ở̼n̼g̼ ̼c̼ủ̼a̼ ̼d̼ị̼c̼h̼ ̼C̼O̼V̼I̼D̼-̼1̼9̼ thì tầm này, xe cộ vào ra xuất nhập hàng, tắc cả đường đi.

Trước khi về làng, tôi có nghe đồn “dân Thụy Ứng giàu lắm”. Mà giàu thật. Ðường thông hè thoáng. Nhà cửa cao tầng san sát nhau, cách một đoạn lại thấy ô tô đỗ cửa. Anh Chăm khoe: “Ở đây, hầu như rất ít nhà sống bằng nghề nông, nếu có ruộng cũng thuê người làm, để tập trung hết nhân lực làm lược sừng. Nhờ công việc này mà bao nhiêu hộ sắm được xe hơi, xây nhà lầu”.

Nói về nghề làm lược ở làng, anh cũng tự hào cho biết, theo sách về những làng nghề trên đất nước Việt Nam, cả nước có hai làng làm lược là làng lược sừng Thụy Ứng và làng lược tre (lược bí) Trầm Vạc (Hưng Yên). Tuy nhiên, đến nay, làng lược bí hầu như đã mai một. Duy chỉ còn làng lược sừng Thụy Ứng vẫn tồn tại và “sống khỏe” qua hơn 400 năm.

Lược sừng trâu

Chúng tôi đến nhà ông Nguyễn Văn Sử, một trong những hộ làm lược sừng quy mô và lâu đời nhất ở Thụy Ứng. Khoảng sân rộng ngổn ngang đống sừng trâu, bò Châu Phi kích cỡ lớn. Phía sau là khu nhà xưởng, những người thợ vẫn đang miệt mài cắt, xẻ, mài… từng miếng sừng.

Ông Sử chẳng thế nhớ nổi gia đình mình bắt đầu làm nghề lược sừng từ bao giờ, chỉ biết năm lên 9 – 10 tuổi, ông đã phụ giúp cha mẹ mài sừng. Từ đó đến nay, hơn nửa đời người, ông gắn bó với nghề này. “Cũng gian nan lắm! Thời bao cấp, hàng hóa phân phối theo chế độ tem phiếu, việc mua bán trên thị trường bị c̼ấ̼m̼ nên đàn ông chúng tôi phải dắt lược khắp người đi b̼á̼n̼ ̼t̼r̼ộ̼m̼. Chị em phụ nữ thì độn vào bụng giả vờ mang bầu để bán lược rong”, ông nhớ.

Cầm lên một chiếc lược nhỏ, ông bảo, giá của nó chỉ vài chục nghìn, nhưng để làm ra, người thợ làng Thụy Ứng phải trải qua 30 công đoạn để hoàn thành. Sừng trâu mua về sẽ được rút lõi cứng ra, sau đó hơ lửa hoặc luộc sừng trong dầu để làm mềm. Tiếp theo, người thợ dùng máy ép thủy lực để ép sừng cho bẹp, rồi cắt thành những mảnh nhỏ gọi là phôi.

Lấy sừng trâu cũng khá khó

Từ phôi, người thợ sẽ chế tác thành các sản phẩm. Các sản phẩm thô này sau đó được đánh bóng và lên màu tự nhiên. Răng lược được gia công trực tiếp bằng tay nghệ nhân. Cuối cùng là chạm khắc khéo léo những họa tiết làm đẹp cho chiếc lược hoàn chỉnh, có tính thẩm mỹ cao. Sừng bò cũng được chế biến tương tự như sừng trâu, nhưng sẽ có màu vàng đặc trưng. Vì vậy, sừng bò chủ yếu được dùng để làm các sản phẩm mỹ nghệ”, ông Sử cho biết thêm.

>>> Xem thêm: Từ “xứ Đoài mây trắng”, chàng trai Việt trở thành ông chủ cửa hàng ẩm thực nổi tiếng tại Nhật Bản

Đưa sản phẩm làng nghề đến tay bạn bè quốc tế

Từ những chiếc sừng thô cứng, những người thợ Thụy Ứng không chỉ dừng lại ở những chiếc lược, mà vài năm gần đây còn làm ra các sản phẩm tinh xảo như: Khung tranh, ảnh nghệ thuật, long phượng, tẩu thuốc, quân cờ, môi thìa, bát đĩa… Nhiều thợ khéo tay còn sáng tạo ra mặt hàng mỹ nghệ bằng sừng như con tôm, con rồng, phượng hoàng, con đại bàng, hộp đựng đồ trang sức và các con giống để gắn vào túi xách, trang trí ở các nhà hàng, khách sạn, công sở…

Làng Thụy Ứng là nơi cung cấp lược sừng lớn nhất cho cả nước

Các sản phẩm của làng Thụy Ứng còn được xuất khẩu sang các quốc gia khác như: Trung Quốc, Thái Lan, Anh, Mỹ, Singapore, Campuchia, Thái Lan… Cặp sừng qua chế tác, được bán đắt hơn giá của cả con trâu, con bò.

Nhà có điều kiện thì mở xưởng to, mỗi năm xuất khẩu hàng chục container sang các nước. Nhà không có điều kiện thì nhận gia công “chuyên môn hóa”. Túc tắc cũng kiếm được 200-300 nghìn/ngày, tay nghề cao thì kiếm 500-700 nghìn cũng là chuyện thường.

Không chỉ làm lược, những người thợ còn làm các sản phẩm mỹ nghệ tinh xảo từ sừng trâu bò

Anh Nguyễn Thành Trung, con trai ông Sử, hiện cũng theo cha giữ nghề. Nhận thấy làm thủ công đạt sản lượng thấp, cách đây vài năm, Trung đã mạnh dạn đầu tư máy móc hàng trăm triệu đồng, cải tiến mẫu mã và áp dụng những kiến thức về công nghệ thông tin, đồ hoạ, marketing đã học được ở trường đại học vào công việc kinh doanh. Anh cũng đầu tư học ngoại ngữ, làm website giới thiệu sản phẩm, kết nối với thị trường nước ngoài.

(Theo Tiền Phong và Vietnamnet)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *