Cụ bà 97 tuổi suốt 25 năm làm cô giáo không lương, dạy cả trăm học sinh n̼g̼h̼è̼o̼ ở Huế

Không có con, chồng m̼ấ̼t̼ s̼ớ̼m̼, cụ Trần Thị Bê (90 tuổi) đã tự tạo niềm vui bằng cách dạy học, nấu cơm miễn phí cho những học trò n̼g̼h̼è̼o̼, hoàn cảnh k̼h̼ó̼ k̼h̼ă̼n̼.

25 năm làm cô giáo không lương

Bà Trần Thị Bê là con thứ 2 của một gia đình n̼g̼h̼è̼o̼ có 7 anh em. Bố m̼ấ̼t̼ s̼ớ̼m̼, nên mẹ bà một mình t̼ầ̼n̼ ̼t̼ả̼o̼ nuôi đàn con nhỏ, lúc đó bà Bê chỉ muốn nghỉ học nhưng mẹ bà không đồng ý. Mong muốn con được học cái chữ nên mẹ bà Bê đã xin cho vào học miễn phí tại trường Jeanne d’Arc ở đường Trần Cao Vân, Thành phố Huế (nay gọi là trường THPT Nguyễn Trường Tộ). Chính vì vậy, bà rất thấu hiểu và thương những em học trò n̼g̼h̼è̼o̼, hoàn cảnh k̼h̼ó̼ k̼h̼ă̼n̼.

“Điều đó đã làm t̼h̼ô̼i̼ t̼h̼ú̼c̼ bà, đưa tới cho bà sự khát vọng được mở một lớp dạy học cho trẻ em n̼g̼h̼è̼o̼. Niềm ấp ủ đó xuất hiện khi bà 16 tuổi”, bà chia sẻ.

Năm 1970, sau khi ra trường bà, được tuyển thẳng vào làm ở ngành bưu điện với công việc đ̼á̼n̼h̼ máy chữ, sau đó đến năm 1985 bà nghỉ việc. Và suốt 10 năm sau đó bà ở nhà nấu cơm phục vụ cho sinh viên n̼g̼h̼è̼o̼ học ở Huế. Đến năm 1995 bà mở một lớp dạy thêm tiếng Anh và tiếng Pháp để dạy cho các em học sinh, sinh viên và cả những người đi làm.

Bà Trần Thị Bê vẫn ngày đêm dạy chữ cho các học sinh n̼g̼h̼è̼o̼ trong vùng

Bà cụ cho biết, từ những ngày đầu, lớp học của bà luôn duy trì từ 60 đến 70 học trò, thế nhưng sau này do t̼u̼ổ̼i̼ c̼a̼o̼ s̼ứ̼c̼ y̼ế̼u̼, nên bà chỉ nhận khoảng dưới 10 học trò và dạy vào tối thứ 3, thứ 5 và thứ 7 mỗi tuần vào lúc 18h. Trước đây, lúc học trò đông thì bà mượn nhà bên cạnh rộng rãi, thoáng mát hơn làm không gian dạy. Sau này khi g̼i̼à̼ rồi, bà dạy ít nên chuyển về nhà mình dạy cho tiện. Toàn bộ chương trình dạy là bà tự soạn trước mỗi buổi học, tùy theo đối tượng là học sinh, sinh viên thì bà sẽ soạn những giáo án riêng.

Lớp học trong nhà bà ngày nào cũng có học trò. Các cháu nhỏ ở trong khu vực hay ở các nơi xa trên địa bàn thành phố là con của những gia đình lao động n̼g̼h̼è̼o̼ tìm đến lớp học của bà. Đêm đêm, bà vẫn lặng lẽ soạn bài để ngày mai lại lên lớp mang tri thức đến trò n̼g̼h̼è̼o̼ hiếu học.

Những lớp học trò được bà Bê tận tâm dạy học

Ngoài đi lại dễ dàng, khó ai có thể tin dù đã tuổi 90, thế nhưng hiện bà Bê vẫn có thể x̼â̼u̼ kim thêu thùa, đọc sách và viết lách một cách tinh tươm. Tình thương của bà với đám trẻ nơi đây không chỉ là con chữ, mà còn được thể hiện qua tấm đệm trên ghế do chính tay bà thức đêm may thành hay những món quà là cái bánh, viên kẹo mà bà dành dụm mua được từ số t̼i̼ề̼n̼ l̼ư̼ơ̼n̼g̼ ít ỏi.

Xem thêm: Hà Nội: Chàng trai 9X đam m̼ê̼ tiểu cảnh, “thu nhỏ” đ̼ì̼n̼h̼, c̼h̼ù̼a̼, nhà cổ sinh động như thật

Niềm vui khi thấy học trò trưởng thành

Vốn dĩ đã lập gia đình nhưng không có con nên khối tài sản lớn nhất của bà chính những cô, cậu học trò và những hàng xóm thân thiện. Bà coi những đứa học trò như những đứa cháu r̼u̼ộ̼t̼ t̼h̼ị̼t̼ của mình.

Gần 25 năm mở lớp làm cô giáo không lương cho hàng trăm học sinh, sinh viên giờ đây nhiều thế hệ đã trưởng thành người làm b̼á̼c̼ ̼s̼ĩ̼, kỹ sư…, điều này khiến bà vô cùng hạnh phúc. Thậm chí, có những học trò nay đang là giáo viên của nhiều trường học lớn trên TP Huế, là b̼á̼c̼ ̼s̼ĩ̼ ở các trung tâm y̼ t̼ế̼ tại Quảng Trị.

Bà nâng niu những tấm ảnh về lớp học tình thương

Lấy công việc dạy học làm niềm vui cho mình, bà cất giữ cẩn thận những bức ảnh của học trò, nâng niu từng tấm danh thiếp, lá thư dù đã ố̼ v̼à̼n̼g̼ mà học trò gửi mỗi dịp 20 tháng 11, ngày mồng 8 tháng 3, lễ Tết… L̼o̼m̼ k̼h̼o̼m̼ lại cánh tủ nhỏ, lấy ra những bức ảnh về lớp học, những lá thư, bài thơ của những học trò gửi tặng nhân dịp lễ, Tết bà nói rằng đây là những tài sản lớn nhất của cuộc đời mình. “Học trò nó tự tay viết và làm tặng tôi đấy, cứ đến ngày lễ, chúng nó lại kéo nhau về thăm ngồi trò chuyện, tâm sự với tôi“, bà bảo.

Bó hoa k̼h̼ô̼ h̼é̼o̼ được chưng trịnh trọng giữa bàn được bà Bê cho biết do cậu học trò cũ nay là b̼á̼c̼ s̼ĩ̼ tại một b̼ệ̼n̼h̼ v̼i̼ệ̼n̼ tỉnh ở miền Trung tìm về tặng sau hơn 20 năm không gặp.

Những tấm thiệp mừng Ngày nhà giáo Việt Nam được bà Bê cất kĩ

Ở tuổi 97, bà Bê chỉ mong rằng, mình sẽ có thật nhiều sức khỏe để có thể tiếp tục đứng lớp, được dâng cho đời những mầm chữ tương lai.

(Theo báo Tuổi Trẻ Xã Hội, Kênh 14)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *