Khăn vấn – xuất phát từ Chămpa, đội không đúng có thể bị c̼h̼é̼m̼ ̼đ̼ầ̼u̼?

Khăn vấn hay còn gọi là khăn đóng hoặc khăn xếp là trang phục đội đầu căn bản của người Việt phổ dụng từ thế kỷ XVIII đến nay.

Lịch sử chiếc khăn vấn Việt Nam

Chiếc khăn vấn vốn xuất phát từ nhu cầu trong lao động hàng ngày, khi người nông dân cần một loại khăn để che bụi, che nắng hoặc lau mồ hôi, đôi khi là cả gói ghém đồ đạc. Từ đó, chiếc khăn vấn ra đời.

Trong cuốn sách lịch sử Ngàn Năm Áo Mũ của tác giả Trần Quang Đức thì chiếc khăn vấn đội trên đầu mục đích chính là tránh cái nắng gắt đặc trưng của Nam Trung Bộ. Sau dần người ta mới biến loại phụ kiện thường thấy này thành một phần phục trang để làm đẹp cho mình. Cũng theo tác giả Trần Quang Đức, chiếc khăn vấn thực ra là thói quen của người Chămpa.

Qua nhiều năm biến đổi thì thói quen vấn khăn đội đầu trở thành một nét riêng của người An Nam. Tuy nhiên, do ảnh hưởng từ làn sóng phương Tây mà tục vấn khăn bị mai một đi nhiều.

Khăn vấn xuất phát từ văn hóa Chămpa.
Khăn vấn xuất phát từ văn hóa Chămpa.

Chiếc khăn vấn nguyên bản có hình chữ nhận dài và tương đối dày. Để vấn khăn, người ta sẽ quấn khăn nhiều vòng quanh đầu bất kể giới tính hay tuổi tác.

Thời điểm mà khăn vấn thịnh hành nhất phải nói là vào triều Nguyễn. Tuy đều là khăn vấn nhưng khăn vấn cho nam và cho nữ không hề giống nhau. Ví dụ, nam giới có búi tóc sau gáy thành củ tỏi, khăn vấn sẽ búi vào búi tóc đó rồi vấn quanh đầu thật gọi, không để thừa tóc mái. Nhưng nữ giới theo chuẩn mực cái đẹp thời trước phải là người có mái tóc vừa dài lại dày, đen bóng. Do đó chiếc khăn vấn gần như là một loại phụ kiệ để làm tóc dày hơn, giống như phụ nữ ngày nay độn tóc lên.

Từ miền Bắc đến Huế đặc biệt thịnh hành kiểu luồn khăn vấn. Tuy có cách biệt đôi chút nhưng vẫn là luồn tóc vào khăn, mái rẽ ngôi đôi và để lộ ra thay vì che kín như nam giới. Đối với phụ nữ nhà nông, khi ra đồng có thể đội thêm khăn mỏ quạ để che kín phần mái lộ ra này.

>>> Xem thêm: Những trường học ở Việt Nam được xây dựng dưới thời Pháp thuộc

Đa dạng từ chủng loại đến hình thức

Tuy chỉ là chiếc khăn đơn giản nhưng khăn vấn không hề bị giới hạn ở các loại hình khăn. Nếu chỉ tính khăn vấn theo kiểu truyền thống thì đã có đến 3 loại khăn vấn.

Khăn vấn thường: đây là loại chỉ dành cho nam giới, có ưu điểm là vô cùng tiện dụng. Chỉ cần dùng tấm vải mỏng dày tùy ý để cố định búi tóc sau gáy. Sau đó quấn một hoặc hai vòng quanh đầu sao cho gọn gàng. Ngoại trừ màu vàng (dùng cho hoàng tộc) thì khăn vấn loại này có thể dùng bất kì màu gì. Nếu không phải thành viên hoàng tộc mà đội khăn vấn màu vàng thì sẽ bị khép vào tội ch ết.

Khăn vấn thường, loại dùng cho nam giới.
Khăn vấn thường, loại dùng cho nam giới.

Rí, hay còn gọi là khăn lươn. Đây là loại khăn vấn dành riêng ho phụ nữ. Tấm khăn vấn này có khả năng độn cho tóc trông dày hơn. Chỉ cần quấn một vòng quanh đầu để tóc được gọn gàng là được. Ngoài ra, thiếu nữ khi đi hội, để tăng thêm phần đáng yêu, tinh nghịch và sự duyên dáng thì thường không quấn hết tóc lên mà sẽ để dư lại một đoạn đuôi gà vắt vẻo. Khăn rí cũng tương tự như khăn vấn thường, không được dùng màu vàng (của hoàng gia) và màu hồng (cho người hát quan họ và bé gái).

Khăn rí, một loại khăn vấn dành riêng cho phụ nữ.
Khăn rí, một loại khăn vấn dành riêng cho phụ nữ.

Mũ mấn hoặc khăn vành dây là loại thứ ba. Khác hẳn với hai loại khăn vấn thông thường trên, mũ mấn chỉ được chuyên dùng cho dịp lễ Tết trang trọn. Khăn dùng làm mũ mấn phải thật dài và dày để có thể quấn thành nhiều vòng, tạo thành hình cái phễu quanh đầu.

Hoàng hậu Nam Phương đội mũ mấn.
Hoàng hậu Nam Phương đội mũ mấn.

Vì dùng vào dịp đặc biệt nên mũ mấn thường chỉ có các màu là vàng (cho hoàng đế, hoàng hậu), màu đen, nâu, tím và đỏ (cho người cao tuổi), màu xanh thiên thanh (dành cho cô đâu, chú rể) và trắng (nhà có t̼a̼n̼g̼, đồng cốt).

Theo luật lệ nhà Nguyễn thì không được vấn khăn quá ngắn hay quá mỏng. Nhưng nếu khăn vấn quá dài hoặc quá dày cũng khiến khăn bị xấu. Dần dà, để đánh giá một con người, người ta còn nhìn xem cách người đó vấn khăn liệu có gọn và đẹp hay không.

Ngày nay, khăn vấn thường chỉ còn xuất hiện trong các không gian nghệ thuật như phim ảnh, thời trang,… mà đã mất dần vị thế của mình trong đời sống hàng ngày. kèm theo đó là các loại khăn vấn, mấn đã không còn nguyên vẹn như thưở đầu mà đã được cải biến với nhiều kiểu dáng khác nhau, không phải được quấn tóc mà được nhồi bông gòn, thành phụ kiện đội đầu, kèm theo các trang phục đi theo cũng có nhiều cải biến.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *