Nét cố xưa trong căn nhà cổ hơn 200 tuổi ở Thanh Hoá: Từng là kho quân lương, phục vụ c̼h̼i̼ế̼n̼ đ̼ấ̼u̼

Công trình hơn 200 năm ở thôn Tây Giai, xã Vĩnh Tiến, huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hoá, cách cổng Tây Thành Nhà Hồ 200m, là một trong sáu ngôi nhà cổ ở nước ta được tổ chức Di sản châu Á – Thái Bình Dương bảo tồn.

Kiến trúc hiếm có từ thời Nguyễn

Chủ ngôi nhà cổ trên là ông Phạm Ngọc Tùng (SN 1952, trú xã Vĩnh Tiến, huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa). Ngôi nhà nơi cư trú qua 7 đời trong đại gia đình ông Tùng và cũng chính nơi đây, thời còn c̼h̼i̼ế̼n̼ ̼t̼r̼a̼n̼h̼, được dùng làm chỗ cho b̼ộ̼ đ̼ộ̼i̼ ta dự trữ q̼u̼â̼n̼ l̼ư̼ơ̼n̼g̼. Nó cũng là nơi nuôi dưỡng lớp lớp con cháu được học hành đỗ đạt, trở thành những tri thức góp sức xây dựng đất nước và rạng danh văn hóa gia đình.

Ngôi nhà cổ này được xây dựng từ năm 1810

Ông Tùng cho biết, nguồn gốc của ngôi nhà này là do cụ Bát, giữ chức q̼u̼a̼n̼ b̼á̼t̼ p̼h̼ẩ̼m̼ đời nhà Nguyễn khởi dựng. Ông Tùng là đời thứ 7 được thừa kế di sản đặc biệt này. Ban đầu, ngôi nhà gồm có 9 gian rộng lớn, đến năm 1961 do bị c̼h̼i̼ế̼n̼ t̼r̼a̼n̼h̼ t̼à̼n̼ p̼h̼á̼ nên chỉ còn lại 7 gian và được duy trì cho đến nay.

Trông bề ngoài, ngôi nhà cổ rất mộc mạc, bình dị nhưng ẩn chứa bên trong những giá trị kiến trúc không thể đong đếm. Nhà mang nét kiến trúc đặc trưng của người Việt xưa, xây dựng theo lối l̼ộ̼n̼ thềm, cửa bức bàn. Các tay đ̼ò̼n̼ của ngôi nhà cổ bố trí theo kiểu c̼h̼ồ̼n̼g̼ r̼ư̼ờ̼n̼g̼ kẻ chuyền hoặc c̼h̼ồ̼n̼g̼ r̼ư̼ờ̼n̼g̼ kẻ bảy…

Nhìn tổng thể, ngôi nhà cổ gồm nhiều cây cột gỗ chống đỡ bộ mái ngói đất nung, chân cột đặt trên đế tảng bằng đá; toàn bộ khung nhà được liên kết với nhau bằng m̼ộ̼n̼g̼, x̼à̼, k̼è̼o̼… khi cần có thể tháo dỡ phần khung ra sau đó phục dựng như cũ.

Nhà cổ đẹp nhất xứ Thanh

Nhà được xây dựng chủ yếu bằng gỗ gồm 29 cột cái, mái nhà được lợp bởi 16.000 viên ngói vảy cá. Hai x̼à̼ chính của ngôi nhà được làm bằng gỗ t̼á̼u̼ với vô số nét chạm trổ rất tinh xảo tạo nên vẻ riêng biệt, cổ điển cho ngôi nhà.

Ngôi nhà rộng hơn 9m, dài 21,7m và cao 8m, có 7 gian: 3 gian chính giữa dùng để t̼h̼ờ̼ t̼ự̼ dòng họ Phạm, các gian còn lại dùng để sinh hoạt trong gia đình ông Tùng. Trong 3 gian t̼h̼ờ̼ t̼ự̼ đặt 8 câu đối làm bằng gỗ, khắc chữ nho và có ấn điểm của nhà Nguyễn. Đây cũng là một phần tạo nên sự cổ kính và thâm nghiêm của ngôi nhà.

Trong nhà còn 8 bức câu đối viết bằng chữ Hán Nôm có in ấn tín của nhà vua
Cận cảnh câu đối cổ từ thời Nguyễn

Hoa văn trang trí trong nhà gồm tứ linh là long, ly, quy, phượng và tứ quý gồm tùng, trúc, cúc, mai. Trong nghệ thuật kiến trúc dân gian điều này hàm ý sự hòa hợp giữa đất, trời, sự trường thọ bền vững, cao sang và an lạc. Họa tiết này còn thể hiện nét văn hóa đ̼ộ̼c̼ đ̼á̼o̼ của thời kỳ nhà Nguyễn mà không phải ngôi nhà nào cũng có được.

Được biết thêm, ngôi nhà có kết cấu từ 9 loại gỗ khác nhau và có sẵn tại địa phương như sến, t̼á̼u̼, xoan, l̼á̼c̼, x̼à̼ đ̼a̼n̼h̼…, trong đó chủ yếu là gỗ xoan.

Hoạ tiết trang trí tỉ mỉ

Trải qua hơn 200 năm trường tồn, ngôi nhà cổ này đã được các chuyên gia Nhật phối hợp với UNESSCO cấp miễn phí hơn 40.000 USD giúp đỡ t̼r̼ù̼n̼g̼ t̼u̼ lại trong vòng 7 tháng liên tiếp, đơn vị thi công là công ty xây dựng Lam Kinh. Việc t̼r̼ù̼n̼g̼ t̼u̼ được các chuyên gia tiến hành dựa trên nguyên tắc bảo đảm tính nguyên bản, xử lý c̼h̼ố̼n̼g̼ ̼m̼ố̼i̼ ̼m̼ọ̼t̼ từ nền nhà đến các họa tiết, kết cấu gỗ ngôi nhà. Dự kiến sau ngày được t̼r̼ù̼n̼g̼ t̼u̼, ngôi nhà này sẽ tồn tại thêm được ít nhất 100 năm nữa.

Sau khi t̼r̼ù̼n̼g̼ t̼u̼, ngôi nhà này cũng được UNESCO phong tặng danh hiệu là 1 trong 10 ngôi nhà cổ đẹp nhất Việt Nam, và được xếp hạng là di tích kiến trúc – nghệ thuật cấp tỉnh năm 2003.

Nhà có 3 cửa chính với 12 cánh
Chiếc rương gỗ đặt trong phòng ở, vật dụng có tuổi đời cùng tuổi ngôi nhà

Xem thêm: Chùm ảnh Hà Nội không hàng quán, chẳng xe cộ: Nhà cổ mặt tiền phô bày trọn nét đẹp cổ kính

Từng là nơi phục vụ c̼h̼i̼ế̼n̼ ̼đ̼ấ̼u̼

Trong giai đoạn từ năm 1959 – 1973, chính ngôi nhà này là nơi quân đội ta dùng để dự trữ q̼u̼â̼n̼ l̼ư̼ơ̼n̼g̼ phục vụ c̼h̼i̼ế̼n̼ đ̼ấ̼u̼ c̼h̼ố̼n̼g̼ lại sự x̼â̼m̼ ̼l̼ư̼ợ̼c̼ của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. “Ngày đó cả xã này đều tập trung quân lương ở ngay nhà ông Tùng để bộ đội ta c̼h̼i̼ế̼n̼ đ̼ấ̼u̼”, cụ Tâm một c̼ự̼u̼ c̼h̼i̼ế̼n̼ b̼i̼n̼h̼ tại địa phương nói. Cả 3 gian này đều chất đầy quân lương, chủ yếu là lạc, bông vải…, chỗ còn lại thì dùng để bộ đội ta dừng chân nghỉ ngơi.

Từng là nơi chứa quân lương, phục vụ c̼h̼i̼ế̼n̼ đ̼ấ̼u̼

Không chỉ vậy, ngôi nhà này còn là nơi chứng kiến bao thế hệ con cháu trong nhà ông Tùng trưởng thành, thành đạt. Riêng, ông Tùng có 4 người con hiện đã có sự nghiệp vững vàng và cũng đã lập gia đình.

Trải qua bao mưa nắng và những bước thăng trầm của lịch sử, đến nay ngôi nhà vẫn bảo tồn hầu như nguyên vẹn những nét tinh hoa của nghệ thuật kiến trúc dân gian Việt.

(Theo Infonet, VOV)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *