Hình ảnh quen thuộc với người dân Hà Nội xưa: Đường phố phủ đầy hố tránh b.o.m cá nhân

Hình ảnh quen thuộc với người dân Hà Nội xưa

Hố tránh b.o.m là một hình ảnh quen thuộc của Hà Nội trong những năm kháng chiến ch.ống đế quốc Mỹ, đặc biệt là trong chiến dịch “Điện Biên Phủ trên không” năm 1972. Đó không chỉ là những căn hầm trú ẩn thông thường, mà còn là một phần cuộc sống của Thủ đô trong những tháng ngày khói lửa ấy.

Làm hố là cả một công trình

Cuối năm 1972, đế quốc Mỹ huy động máy bay chiến lược B-52 đ.ánh p.há Hà Nội và một số địa phương tại miền Bắc Việt Nam. Âm mưu của chúng là dùng sức mạnh B-52 để “răn đe”, gây sự kh.iếp s.ợ trong nhân dân, làm cho miền Bắc Việt Nam phải trở về “thời kỳ đồ đá”, phải chịu khuất phục và chấp nhận ký Hiệp định Pari với những điều khoản có lợi cho Mỹ.

Để đối phó với hành động liều lĩnh, t.àn b.ạo của đế quốc Mỹ, được sự chỉ đạo chặt chẽ của Trung ương Đảng, quân dân ta nói chung và Hà Nội nói riêng đã có sự chuẩn bị công phu, chủ động để sẵn sàng đối phó với kẻ th.ù. Một trong những sự chuẩn bị ấy là hệ thống hố tránh b.o.m được xây dựng khắp nơi trong và ngoài ngoại thành Hà Nội.

Ống bê tông dùng làm hố tránh b.o.m cá nhân đặt trên lề đường phía trước xưởng sản xuất
Khẩu hiệu quyết tâm trên bức tường phía ngoài xưởng sản xuất ống bê tông

Hồi ấy, hầu như con đường nào ở Hà Nội cũng có hố tránh b.o.m cá nhân. Cứ 20m lại có một căn hầm nằm so le nhau hai bên vỉa hè. Hầm nhỏ như chiếc hố được đào thẳng xuống vỉa hè và ghép bằng hai ống “bê tông” đúc bằng xỉ than trộn với xi măng, đủ để cho một người trú ẩn an toàn.

Người dân Hà Nội túc trực bên hố tránh b.o.m khi còi b.áo đ.ộng vang lên năm 1967
Sẵn sàng đậy nắp hầm khi có thông báo

Ngày ấy, mỗi khi nghe thấy lời của phát thanh viên Nguyễn Thị Thìn vang lên trên sóng Đài Tiếng nói Việt Nam: “Đồng bào chú ý! Đồng bào chú ý! Máy bay đ.ịch cách Hà Nội 50 km về phía tây. Đồng bào cần bình tĩnh vào hầm trú ẩn…” là người dân Hà Nội, dù đang mải miết đạp xe trên đường, đang trật tự xếp hàng trong cửa hàng bách hóa, cũng có thể tìm và chui ngay vào các hố tr.ánh b.o.m này để trú ẩn.

Một người đàn ông trú ẩn trong hố tránh b.o.m trong một đợt b.áo đ.ộng
Một hố tránh b.o.m cá nhân trên vỉa hè Hà Nội năm 1967
Người dân tát nước khỏi các hầm trú ẩn năm 1972

Trong ch.iến tranh ph.á hoại miền Bắc của đế quốc Mỹ năm 1972, quân và dân Thủ đô đã đào khoảng 40 vạn hầm cá nhân (tăng xê) và 9 vạn căn hầm tập thể đủ chỗ trú ẩn an toàn cho 90 vạn người.

Trong 12 ngày đêm cuối năm 1972, máy bay Mỹ đã ném b.o.m Hà Nội gây th.iệt h.ại lớn về người và tài sản. Nhưng “Nếu không có hầm t.ránh b.o.m thì số người c.h.ế.t sẽ lớn hơn rất nhiều” – Đồng chí Nguyễn Văn Trân – Bí thư Thành ủy Hà Nội nhận định.

Xem thêm: Những căn hầm tránh b.o.m – Dấu ấn thời khói lửa của Hà Nội

Những chiếc hố tránh b.o.m xuất hiện trên trang báo

Hố tránh b.o.m là hình ảnh quen thuộc, là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của người dân Thủ đô, và còn là minh chứng cho ch.iến tr.anh ph.á hoại mà đế quốc Mỹ khơi mào. Báo chí trong nước và quốc tế cũng dành sự quan tâm đặc biệt cho những chiếc hố dày đặc giữa lòng Thủ đô này.

Ống bê tông nhận được sự quan tâm của các nhà báo nước ngoài

Trong ảnh là nhà báo Mỹ Charles Collingwood của hãng CBS News đứng giữa những ống bê tông khi trao đổi với các cán bộ của thành phố Hà Nội vào tháng 4 năm 1968.

Hình ảnh hố tránh b.o.m trong bài viết “Bắc Việt Nam trong vòng vây h.ãm” của tạp chí Life ngày 7/4/1967
Bìa tạp chí Life ngày 7/4/1967 với hình ảnh người dân Hà Nội trú ẩn trong hố tránh b.o.m ở phố Ngô Quyền

Với nhiều người Hà Nội, hố tránh b.o.m đã trở thành hình ảnh đậm sâu trong ký ức, nhắc nhớ về một thời Thủ đô kiên cường chìm trong khói lửa. Và từ chính những chiếc hố này, sự sống được bảo vệ, tiếp diễn và thăng hoa.

Tổng hợp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *