Dịch vụ giao hàng ở Việt Nam thời xưa: Dùng cả voi, có cả tuyến đường dành riêng cho chuyển phát!

giao hàng thời xưa

Ngựa, voi hay xe đạp chuyên dụng… là những phương tiện độc đáo được sử dụng trong dịch vụ chuyển phát ở Việt Nam thời Pháp thuộc.

Khi thực dân Pháp đô hộ Việt Nam, mặc dù với mục đích khai thác thuộc địa nhưng cũng mang đến những tiến bộ từ văn minh Tây phương. Người Pháp đã có công trong việc tạo ra một hệ thống giao hàng được sử dụng đến ngày nay.

Từ tận dụng sức người…

Thời thuộc địa, đặc biệt ở những vùng cao nguyên chưa phát triển hệ thống đường lối rõ ràng, thư từ, hàng hóa được giao bằng “xe lô ca chân”, tức có người gánh thư đi chân trần trên đường đất.

Tiểu đội cuốc bộ đưa thư

Hồi đó, đường sá chưa thông suốt, rừng rậm vây quanh khắp nơi, thú dữ luôn đe dọa tính mạng của người khuân gánh hàng giao chuyển cho các bưu trạm để kết nối liên lạc với chính quyền các vùng trong tỉnh. Bởi vậy, “shipper” thời này được coi là một nghề nguy hiểm.

Trạm nghỉ giữa rừng sâu

Đôi khi, đoàn người gánh thư chẳng cần phải có trách nhiệm nhanh chóng giao tài liệu thư từ đến nơi đến chốn mà lại bỏ thời gian đào hố bắt cọp để giết kẻ “cản đường” vận chuyển.

Cái thời hổ vào được nhà dân thì “shipper” là nghề nguy hiểm

Nâng cấp lên thành sức vật

Khi vào Việt Nam, Pháp cho xây dựng nhiều bưu điện, bưu cục, thiết lập hệ thống thông tin điện tín ở nhiều vùng Đông Nam, đường bộ bắt đầu được mở rộng. Việc giao chuyển thư từ, công văn đã chuyển thành xe ngựa.

Từ thời phong kiến, cha ông ta đã sử dụng ngựa như một phương tiện đưa thư chuyên dụng. Nhưng thời Pháp thuộc, không đơn giản chỉ là một người một ngựa nữa mà phải là xe ngựa, theo thuật ngữ ngành bưu chính gọi là xe tờ.

Ngựa là phương tiện chuyển phát quen thuộc

Xe tờ là xe hai ngựa kéo một thùng rộng bốn bánh. Thùng xe cao có hai băng ghế khách ngồi đối diện nhau. Loại xe này là kiểu xe ngựa dùng bên Pháp nhận thêm nhiệm vụ vận chuyển bưu kiện, thư từ, tờ trát, công văn của chính quyền nên người dân gọi gọn “xe tờ” cho tiện.

Ở các vùng Tây Nguyên, người ta còn dùng đến voi thồ. Đến nay, tại một số nơi có địa hình di chuyển khó khăn, voi vẫn được sử dụng như phương tiện vận chuyển hàng hóa tối ưu.

Dùng voi vừa khỏe người, vừa tránh được thú dữ

Những phương tiện hiện đại đầu tiên

Đến năm 1917, các trạm bưu điện mới trang bị xe đạp để vận chuyển hàng hóa, thư từ. Lúc này nhiều chính quyền phải thuê một “chuyên gia” người Pháp về hướng dẫn cách đạp xe.

Khi ấy, ở bên trong các đô thị, việc chuyển phát bưu phẩm thường được thực hiện bằng xe đạp chuyên dụng. Hình ảnh chiếc xe đạp sườn ngang bằng nhôm, trên yên sau vắt ngang hai cái túi da với tiếng gọi tên chủ nhà ra nhận thư của người bưu tá thật khó quên đối với nhiều người đứng tuổi.

Xe đạp chuyên dụng để truyền tin, hàng hóa trong đô thị

Khi Pháp thiết lập bộ máy cai trị lên toàn cõi Đông Dương, những chiếc xe hơi đầu tiên cũng bắt đầu xuất hiện, dịch vụ chuyển phát bằng xe hơi phát triển mạnh. Đến đầu thập niên 1930, đã có 56 tuyến đường bưu chính được thiết lập ở xứ Nam Kỳ, bưu phẩm có thể chuyển từ Sài Gòn đến hầu hết các thành phố trong khu vực chỉ trong một ngày.

Những chiếc xe hơi đưa thư đầu tiên

Ngoài xe ô tô, các phương tiện giao thông khác như tàu thuỷ, tàu hỏa, máy bay cũng tham gia vận chuyển các loại bưu phẩm của ngành bưu chính.

Trong hoạt động chuyển phát giữa hai đầu Nam – Bắc của Việt Nam thời thuộc địa, đường sắt giữ vai trò chủ đạo, với các tuyến đường kéo dài từ Lạng Sơn cho đến Mỹ Tho.

Pháp cho xây dựng tuyến đường sắt Bắc – Nam

Các bến cảng cũng được người Pháp sử dụng để đưa tin xuyên lục địa. Tuy nhiên, hàng hóa, tin tức đi bằng tàu thường mất cả tháng mới tới điểm đến nên đôi khi gây ra nhiều bất lợi.

Đường thủy bộc lộ nhược điểm về thời gian chuyển phát

Nhận thấy thời gian vận chuyển quá lâu, người Pháp nghĩ ra cách cao cấp hơn là dịch vụ chuyển phát bằng đường hàng không. Các chuyến bay giữa Pháp và Đông Dương được hãng Air Orient thực hiện hàng tuần. Mỗi hành trình sẽ mất khoảng 11 ngày, qua nhiều sân bay trung chuyển khác nhau.

Chuyển phát bằng đường hàng không đã xuất hiện từ thời Pháp thuộc

Từ voi, ngựa, xe đạp… đến “giao hàng nhanh”, “giao hàng tiết kiệm” hiện nay là cả quá trình phát triển trong ngành dịch vụ chuyển phát, đem lại nhiều lợi ích nhất cho người tiêu dùng.

>>> Xem thêm: Những khung hình đậm chất Hà Nội của ta: Ban công g̼ỉ̼ ̼s̼é̼t̼, c̼ắ̼t̼ tóc vỉa hè

Tổng hợp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *