Ảnh hiếm về Lăng Gia Long năm 1898: Lều bạt dựng trước m.ộ, cảnh vật ho.ang v.u đến lạnh người

Lăng của vua Gia Long ngày nay được ví như viên ngọc quý nằm ở một vị trí thiên nhiên tuyệt đẹp. Nhưng ít ai biết rằng, vào năm 1898, khung cảnh nơi đây đã từng h.oang v.u và đìu hiu đến vậy.

Vị trí đặc biệt của Lăng Gia Long

Gia Long, tên húy là Nguyễn Phúc Ánh, thường được gọi tắt là Nguyễn Ánh. Ông là nhà chính trị, nhà quân sự và là vị vua sáng lập nhà Nguyễn, triều đại quân chủ cuối cùng trong lịch sử Việt Nam. Ông trị vì từ năm 1802 đến khi qua đời năm 1820, được truy tôn miếu hiệu là Nguyễn Thế Tổ. Trong suốt thời gian trị vì ông chỉ sử dụng một niên hiệu là Gia Long, nên thường được gọi là Gia Long Đế.

Vua Gia Long – Vị vua sáng lập triều nhà Nguyễn

Lăng Gia Long còn gọi là Thiên Thọ lăng, được xây từ năm 1814 đến năm 1820. Đích thân vua Gia Long đã thám sát, duyệt định vị trí, quy hoạch và chỉ đạo công tác thiết kế cũng như giám sát tiến độ thi công. Toàn bộ khu lăng m.ộ này có chu vi hơn 11.200 m.

Đây là một quần thể nhiều lăng tẩm trong hoàng quyến vua Gia Long. Ngày nay, Lăng Gia Long nằm trong một vùng núi hoang sơ, non xanh nước biếc thuộc xã Hương Long, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Đường vào lăng Gia Long xuyên qua khu rừng thông rộng lớn. Chính thiên nhiên ở đây, rừng thông xanh mướt đã làm nên đường biên tự nhiên cho khu lăng mộ, bởi lăng Gia Long không xây dựng la thành bao bọc bên ngoài giống lăng tẩm các vua Nguyễn khác.

Lăng Gia Long nằm trong một vùng núi hoang sơ, non xanh nước biếc

Trước đây, phương tiện duy nhất đến đây chỉ là đường thủy, đò ngang của người dân quanh vùng hoặc thuyền lớn xuôi theo dòng Hương Giang qua chùa Thiên Mụ, Điện Hòn Chén… Xa xôi cách trở như vậy nên rất hiếm người ghé thăm, lăng Gia Long luôn trong tình trạng vắng khách, u tịch và xuống cấp.

Ngày nay, du khách có thể đến thăm lăng Gia Long bằng hai lối: lối cầu phao do người dân tự bắc qua sông Tả Trạch, lối thứ hai đường lớn chạy qua cầu Tuần, qua lối lăng vua Minh Mạng, tiếp tục qua cầu Hữu Trạch bắc qua sông cùng tên.

>>> Xem thêm: Ảnh khó quên về Huế năm 1962 – 1963: Chùa Thiên Mụ nhìn từ trực thăng, nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế giữa ruộng đồng mênh mông

Lăng Gia Long năm 1898: h.oang v.u l.ạnh l.ẽo

Lăng Gia Long là một quần sơn với 42 đồi, núi lớn nhỏ. Trên sân chầu của lăng có tượng voi, ngựa và các quan hầu. Khu lăng mộ nằm trên một quả đồi thấp được chia thành 7 cấp sân tế. Chân đồi là sân chầu với các hàng tượng đá uy nghiêm và Bửu Thành ở đỉnh đồi.

Lăng Gia Long là một quần sơn với 42 đồi, núi lớn nhỏ

Bửu Thành nơi chôn cất lăng vua và Hoàng Hậu Thừa Thiên. Lăng Gia Long trên thực tế là một quần thể nhiều lăng tẩm trong hoàng quyến nhà Nguyễn, trong đó lăng Thiên Thọ – nơi ch.ôn cấ.t vua Gia Long và vợ cả – nằm ở vị trí trung tâm. Tại năm 1898 trước mộ dựng lều bạt, một cảnh tượng khá lạ so với ngày nay.

Lăng Gia Long là nơi duy nhất mà vua và hoàng hậu được song táng. Sở dĩ vậy vì bà Thừa Thiên Cao hoàng hậu chính là người vợ đã “nếm mật nằm gai” cùng nhà vua, luôn sát cánh cùng vua Gia Long từ lúc chạy nạn, chiến chinh, đến khi lên ngôi báu… nên đã được nhà vua cho phép đi cùng sau khi qua đời.

Ngược về năm 1898, cảnh vật nơi đây hoa.ng v.u đến lạnh người. Cùng ngắm nhìn diện mạo của lăng Gia Long năm 1898 qua chùm ảnh sau:

Hai m.ộ đá đặt cạnh nhau, dạng thạch thất, được song táng

Đây là hai m.ộ đá đặt cạnh nhau, dạng thạch thất, được song táng theo quan niệm “Càn Khôn hiệp đức”, một hình ảnh đẹp của hạnh phúc và thủy chung. M.ộ phần của vua Gia Long nằm bên phải nhìn từ ngoài vào, chính giữa hai m.ộ theo trục xuyên tâm là ngọn Đại Thiên Thọ. Hai m.ộ đá cách nhau chỉ một gang tay, có cùng kích thước, không một nét hoa văn, chạm trổ, không sơn son thiếp vàng.

M.ộ Thuận Thiên Cao Hoàng Hậu, vợ thứ hai của vua Gia Long

M.ộ Thuận Thiên Cao Hoàng Hậu, vợ thứ hai của vua Gia Long, mẹ vua Minh Mạng, nằm ở phía Tây Bắc so với m.ộ vua Gia Long. Khu m.ộ này cũng có lều bạt phía trước. Dù nằm cách xa kinh thành nhất, lăng Gia Long lại là lăng đặc biệt hơn tất cả các lăng tẩm vua chúa khác ở Huế. Đây là nơi an nghỉ của vị hoàng đế đầu tiên sáng lập ra triều Nguyễn.

Lăng Gia Long hiện nay đã được tu bổ

Ngày nay có thể thấy nơi đây là sự kết hợp hoàn hảo của kiến trúc và thiên nhiên, một bức tranh phong cảnh tuyệt đẹp của sự hùng vĩ, thơ mộng, hoang sơ mà cũng không kém phần liêu trai.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *