100 năm trước, Hoàng thành Huế từng có những nghi lễ, buổi biểu diễn đặc sắc đến thế!

Những hình ảnh ấn tượng về khung cảnh kinh thành Huế, những buổi biểu diễn của thập kỷ trước.

Kiến trúc truyền thống Việt Nam trong Kinh thành Huế

Các kỳ đài, lầu cửa, vọng đài… cùng với nghệ thuật trang trí, điêu khắc gỗ, xử lý nền móng, xây gạch, làm ngói men… thể hiện rõ sự kế thừa trong lối kiến trúc truyền thống Việt Nam.

Ngoài ra, các lớp không gian được tổ chức theo một trục chính – trục Thần Đạo đã kể đến ở trên cũng thể hiện rất rõ điều này. Góp phần khẳng định quyền lực của chế độ quân chủ phong kiến đồng thời tạo ra sự đồng bộ, nhất quán, định hướng cho các công trình.

Xe ngựa của vua Khải Định đi qua cầu Trung Đạo, cây cầu nằm trên hồ Thái Dịch phía sau Ngọ Môn.

Nhịp điệu các lớp mái tạo ra sự biến hoá đa dạng của cấu trúc gỗ truyền thống. Cấu trúc bộ vì kèo tạo nên vẻ đẹp của sự biến thiên trong không gian nội thất.

>>> Xem thêm: Khám phá “Thành phố m.a” tiền tỉ ở Huế: Kì lạ nơi người c.h.ế.t nuôi cả người sống

Kiến trúc đặc sắc Ngọ Môn

Ngọ Môn là hình ảnh gắn liền với đất cố đô Huế, mặc nhiên là như vậy. Đó là một kiến trúc đặc sắc có giá trị trên nhiều phương diện. Cùng với cầu Trường Tiền, Kỳ Đài, tháp chùa Thiên Mụ, Ngọ Môn là hình ảnh tiêu biểu nhất mang tính biểu tượng của thành phố Huế, của quần thể di tích cố đô Huế – di sản văn hóa thế giới.

Ngọ Môn – cổng chính phía nam của Hoàng thành Huế.

Ngọ Môn là cổng chính phía nam của Hoàng Thành (còn gọi là Đại Nội) – Kinh Thành Huế, cũng được coi là bộ mặt của Hoàng Thành và vương triều phong kiến. Ngọ Môn được xây dựng dưới thời Vua Minh Mạng – vua thứ 2 của nhà Nguyễn. Trải qua hơn 180 năm với những tác động của thời gian, thiên nhiên – khí hậu miền trung khắc nghiệt, và cả khói lửa chiến tranh; nhưng Ngọ Môn vẫn tồn tại và đứng vững tới ngày hôm nay để trở thành một biểu tượng của xứ Huế.

Từ tầng gác của Ngọ Môn nhìn về điện Thái Hòa, cung điện quan trọng nhất Hoàng thành, nơi đặt ngai vàng của vua nhà Nguyễn.

Năm 1833, trong công cuộc quy hoạch xây dựng, nâng cấp tổng thể Hoàng cung, Vua Minh Mạng đã cho xây dựng Ngọ Môn – cổng chính phía nam Hoàng Thành. Tại vị trí này trước có kiến trúc Nam Khuyết Đài, được xây dựng dưới thời Vua Gia Long; trên đài có điện Càn Nguyên, hai bên có hai cửa là Tả Đoan Môn và Hữu Đoan Môn. Tất cả các kiến trúc này đã bị triệt giải để xây dựng Ngọ Môn.

Về tính chất, Ngọ Môn là cổng chính của Hoàng Thành, cũng là hướng chính – phía nam trên phương diện Dịch học. Theo Kinh Dịch, vua luôn ngồi quay mặt về hướng nam để trị thiên hạ. (hướng nam được hiểu rộng là từ đông nam đến tây nam). Chính vì vậy, toàn bộ Kinh Thành, Hoàng Thành được quy hoạch xây dựng theo nguyên tắc “tọa càn hướng tốn” (tây bắc – đông nam). Hướng này cũng được coi như hướng bắc – nam.

Các quan thực hiện động tác quỳ lạy để biểu thị sự tôn kính với vua và các bậc thần linh.

Ngọ Môn nằm ở phía nam so với vị trí trung tâm là ngai vàng ở điện Thái Hòa trong Hoàng Thành. Về quy mô, Ngọ Môn cũng là cổng thành lớn nhất trong 4 cổng Hoàng Thành. Căn cứ trên la kinh (la bàn) của địa lý phong thủy Đông phương, thì phía nam thuộc hướng “ngọ” trên trục “tý – ngọ” (bắc – nam). Cái tên Ngọ Môn xuất phát từ đó, mang ý nghĩa về không gian, phương hướng; chứ không phải nghĩa về thời gian. Là cổng chính nhưng Ngọ Môn không được sử dụng nhiều vì mang tính nghi thức rất cao. Xưa kia cổng thường đóng kín, chỉ mở trong những dịp đặc biệt như khi Vua ra vào Hoàng Thành có đoàn ngự giá, hay trong những dịp tiếp đón sứ thần ngoại quốc quan trọng của Hoàng Cung.

>>> Xem thêm: Ảnh khó quên về Huế năm 1962 – 1963: Chùa Thiên Mụ nhìn từ trực thăng, nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế giữa ruộng đồng mênh mông

Điện Cần Chánh – Nơi làm việc của vua Nguyễn

Cần Chánh là ngôi điện dùng làm nơi thường triều của nhà vua trong Tử Cấm Thành. Tại đây, nhà vua tổ chức các buổi lễ thiết triều vào ngày 5,10, 20 và 25 âm lịch hàng tháng. Ngoài ra, Điện còn là nơi vua tiếp các sứ bộ quan trọng, nơi tổ chức các buổi yến tiệc trong dịp khánh hỷ.

Điện Cần Chánh trong Tử Cấm thành, nằm sau Đại Cung Môn. Đây là nơi vua thiết triều, thường tiếp sứ bộ ngoại giao, tổ chức yến tiệc của hoàng gia và triều đình của triều Nguyễn. Cung điện này đã bị phá hủy năm 1947.

Điện Cần Chánh xây dựng năm Gia Long thứ 3 (1804). Đây là ngôi điện có kết cấu gỗ lớn và đẹp nhất trong Tử Cấm Thành.

Điện đặt trên nền đài cao gần 1m, bó vỉa bằng gạch vồ và đá thanh. Diện tích gần 1000m2. Chính điện 5 gian, 2 chái kép, tiền điện 7 gian, 2 chái đơn. Toàn bộ khung gồm 80 chiếc cột bằng gỗ lim. Phần lớn kết cấu gỗ đều được chạm trổ tinh xảo, công phu, thể hiện trình độ kỹ thuật, mỹ thuật cao của kiến trúc truyền thống Việt Nam thế kỷ XIX. Trong Điện, ở gian giữa của nhà chính đặt ngự tọa, hai bên treo hai bức tranh gương thể hiện cảnh đẹp của Kinh đô và bản đồ các tỉnh trong nước. Điện còn là nơi trưng bày nhiều báu vật của triều Nguyễn.

Dưới đây là một số hình ảnh khác:

Các viên quan triều đình nhà Nguyễn xếp hàng thực hiện một nghi lễ trên sân điện Thái Hòa
Dàn nhạc của triều đình biểu diễn ở sân điện Thái Hòa.
Từ Đại Cung Môn – cửa chính dẫn vào Tử Cấm thành Huế – nhìn về điện Thái Hòa. Đại Cung Môn đã bị phá hủy năm 1947.

Vũ công tham gia cuộc trình diễn là các bé gái nhỏ tuổi.
Trình diễn vũ điệu phục vụ nghi lễ ở sân điện Cần Chánh.
Trên tường thành, các binh sĩ đánh trống báo canh giờ.

Điện được tu sửa vào các năm 1827, 1850, 1899, vua Khải Định cho sơn thếp mới vào đầu thế kỷ XX.

Điện Cần Chánh bị ch.áy năm 1947, đến nay kế hoạch phục hồi Điện Cần Chánh đang được thực hiện.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *