Những câu chuyện nhuốm màu tâm linh của chiếc ngai vàng đ.ộ.c nhất còn lại ở Việt Nam

Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, đến nay, Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế và Bảo tàng cổ vật Cung đình Huế vẫn còn lưu giữ hàng ngàn cổ vật có giá trị gắn liền với các vua chúa thời nhà Nguyễn. Đặc biệt trong số đó là chiếc ngai vàng cuối cùng còn lại ở Việt Nam.

Cuộc ch.iến ngai vàng

Nhà Nguyễn là triều đại quân chủ cuối cùng và cũng là triều đại duy nhất để lại ngai vua còn nguyên vẹn đến tận ngày nay. Triều Nguyễn được vua Gia Long khai lập từ năm 1802, trải qua 143 năm, chiếc ngai vàng được xem là biểu tượng quyền lực của nhà vua.

Ngai được đặt trong điện Thái Hòa tại Đại Nội Huế

Câu chuyện “cuộc ch.iến ngai vàng”, hay “4 tháng thay 3 vua” bắt đầu vào thời vua Tự Đức.

Do không có con nối dõi nên Tự Đức nhận 3 người cháu làm con nuôi. Vua Dục Đức được chọn để truyền ngôi nhưng trong lễ đăng quang đã yêu cầu quan đại thần bỏ bớt những dòng vua cha đ.ánh giá không tốt về mình trong d.i chiếu. Sau đó vua bị hai quan đại thần phụ chính là Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết đề nghị ph.ế tr.uất. Dục Đức làm vua chỉ được 3 ngày rồi bị bỏ đói đến c.h.ế.t trong ng.ục tối.

Phía trên ngai vàng có bửu tán gồm ba lớp, lằm bằng gỗ thếp vàng

Sau Dục Đức, Hiệp Hòa là con nuôi thứ hai được Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường đưa lên làm vua. Tương truyền, trong lễ đăng quang có một con quạ đen bay đến đậu trên ngọn cây trước điện Thái Hòa, kêu lên 4 tiếng. Như một điềm báo trước, vua giữ ngai được 4 tháng và bị x.ử t.ử theo lệ của cung đình vì duyệt tờ biểu tr.ừ kh.ử hai quan quyền thần Thuyết và Tường.

Cũng chính quan Thuyết và Tường sau đó quyết định chọn người con nuôi khác của vua Tự Đức là hoàng tử Ưng Đăng, khi ấy mới 15 tuổi kế thừa ngôi báu, hiệu là Kiến Đức. Từng chứng kiến hai cái c.h.ế.t liên tiếp của hai vị hoàng huynh, Kiến Phúc lên ngôi trong sự lo âu, điều này khiến nhà vua thường xuyên đ.au ố.m và băng hà sau 8 tháng.

Vua Kiến Phúc – lên ngôi ở tuổi 15

Và việc lập ph.ế, tr.anh gi.ành quyền lực này chỉ kết thúc khi vua Hàm Nghi lên ngôi vào năm 1884.

Theo bà Huỳnh Thị Anh Vân, Giám đốc Bảo tàng cổ vật Cung đình Huế, trong suốt 143 năm của triều đại nhà Nguyễn, ngai vàng được đặt giữa điện Thái Hòa, truyền qua 13 đời vua, như một nhân chứng lịch sử của triều Nguyễn nói riêng và Việt Nam nói chung.

Vua Bảo Đại – vị vua cuối cùng của triều Nguyễn ngồi trên ngai vàng

Tháng 1/2016, ngai vàng được xếp hạng bảo vật quốc gia. Đây là bảo vật đ.ộ.c bản, không có chiếc thứ hai tương tự.

>>> Xem thêm: Ngược dòng lịch sử về thăm chùa Đậu: Nơi lưu giữ nguyên vẹn t̼h̼i̼ ̼h̼à̼i̼ của 2 vị thiền sư nhà họ Vũ

Những câu chuyện nhuốm màu tâm linh

Ngai cao 101cm, rộng 72cm, dài 87cm. Phần đế dài 118cm, rộng 90cm, cao 20cm. Phía trên ngai có bửu tán thếp vàng lộng lẫy. Tất cả đều được làm bằng gỗ với các hình ảnh trang trí rồng mang ý nghĩa cầu phúc, cầu thọ, cầu may mắn.

Các mảng trang trí chạm khắc và thếp vàng rực rỡ không chỉ mang vẻ đẹp uy nghiêm của chốn hoàng cung mà còn thể hiện sự tinh xảo trong kỹ nghệ chạm khắc của nghệ nhân đương thời.

Ngai vàng được chạm khắc tinh tế

Vào những dịp lễ đăng quang, sinh nhật vua, đón tiếp sứ thần hay các buổi đại triều, nhà vua ngồi uy nghiêm trên ngai vàng đặt giữa điện Thái Hòa. Phía trong điện chỉ có các quan tứ trụ và những hoàng thân quốc thích mới được diện kiến nhà vua.

Tháng 8/1945, vua Bảo Đại chính thức th.oái vị, đ.ánh dấu sự s.ụp đổ của nhà Nguyễn sau hơn 143 năm tồn tại. Thời điểm này, hàng trăm cổ vật, như Kim ấn, Ngọc tỷ, Kim sách… có từ thời các vua Nguyễn đều được chuyển ra Hà Nội.

Điện Thái Hòa, nơi đặt ngai vàng duy nhất của Việt Nam còn lại

Vậy tại sao ngai vàng, một bảo vật gắn liền với giá trị lịch sử văn hóa qua các đời vua Nguyễn vẫn không hề bị xê dịch, hay chuyển khỏi điện Thái Hòa? Có lẽ do thời điểm bấy giờ, người ta chọn lựa các bảo vật gọn nhẹ để dễ chuyển, riêng các thứ to lớn, cồng kềnh như ngai vàng, kiệu vua, bức trấn phong bằng đá thời Minh Mạng, quả cầu hình cửu long… được an vị tại Cố đô Huế cho đến ngày nay.

Những năm 90, có một đoàn làm phim về vua Thành Thái vào điện Thái Hòa để thực hiện một số cảnh quay vua ngồi trên ngai. Nhân vật đóng vai vua phải quỳ l.ạy chiếc ngai rồi mới dám lên ngồi vì sợ khi quân ph.ạm thượng, và thể hiện sự tôn trọng với ngai vàng.

Trong điện Thái Hòa

Người Huế cũng vậy, từ khi nhà Nguyễn s.ụp đổ, không một ai dám lấy một viên ngói hay gạch ở hoàng cung về xây dựng nhà mình, cũng chẳng dám ph.ạm thượng tự ý ngồi lên ngai vàng, chứ chưa nói đến chuyện dịch chuyển đi nơi khác.

Ngày nay, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế cho phục chế một số ngai vàng đặt ở bên trong Đại nội, lăng vua Tự Đức… để phục vụ du lịch, thu phí với những du khách muốn mặc áo hoàng bào chụp ảnh kỷ niệm.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *