[Video] Nghe lại ca khúc “Chuyến đò vĩ tuyến”: Một trong những bản nhạc vàng “đầu tiên” ở Việt Nam

Chuyến đò vĩ tuyến

Thời điểm mới ra mắt, ca khúc “Chuyến đò vĩ tuyến” của Lam Phương được rất nhiều người yêu thích và trở thành bản nhạc vàng thịnh hành nhất lúc bấy giờ.

Bối cảnh ra đời bài hát

Vào giữa thập niên 1950, sau hiệp định Giơnevơ được ký kết và nền đ̼ệ̼ ̼n̼h̼ấ̼t̼ ̼c̼ộ̼n̼g̼ ̼h̼ò̼a̼ được thiết lập, dòng nhạc vàng ở miền nam còn rất sơ khai với rất ít nhạc phẩm được ra đời. Các nhạc sĩ và khán giả thời kỳ này vẫn đang say mê những âm vọng của dòng nhạc t̼i̼ề̼n̼ ̼c̼h̼i̼ế̼n̼ có giai điệu lãng mạn, bay bổng. Đây cũng là thời điểm rất nhiều ca khúc mang âm hưởng đồng quê ra đời để ca ngợi mảnh đất phương Nam của các nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ, Hoài An, Trịnh Hưng…

Trong bối cảnh đó, có một nhạc sĩ chưa tròn 20 tuổi đã tiên phong viết những giai điệu thổn thức, dễ đi vào lòng người, những bài hát được xếp vào loại nhạc vàng thịnh hành vào những năm sau đó, nhưng ca từ không quá bình dân và dễ dãi.

Nhạc sĩ Lam Phương nổi tiếng với nhiều ca khúc nhạc vàng hay
Nhạc sĩ Lam Phương nổi tiếng với nhiều ca khúc nhạc vàng hay

Đó là nhạc sĩ Lam Phương với các ca khúc Trăng Thanh Bình (điệu Fox năm 1953), Kiếp Nghèo (điệu tango năm 1954), Nắng Đẹp Miền Nam (điệu Mambo năm 1957), và đặc biệt bài Chuyến Đò Vĩ Tuyến, điệu rumba, bolero được viết vào năm 1956, trong bối cảnh vỹ tuyến 17 vừa cắt ngang đất Việt và từng đoàn người di cư vẫn đang từ Bắc vào Nam.

Trước đây, cố nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển từng viết một bài báo, nói rằng ca khúc bolero đầu tiên của nhạc Việt Nam là Nắng Chiều được nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn sáng tác năm 1952. Tuy nhiên những người yêu nhạc vàng đều sẽ đồng ý rằng ca khúc đậm chất tiền chiến này không có chỗ nào giống với các bài nhạc bolero thông thường. 

Cũng có ý kiến cho rằng đó là bài Duyên Quê của nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ, nhưng nếu so sánh về tính chất, giai điệu, ca từ, thì có lẽ Chuyến Đò Vĩ Tuyến phải là ca khúc đầu tiên của nhạc Việt mang đầy đủ những phẩm chất thường thấy của một bài nhạc bolero mà sau này nhạc sĩ Trúc Phương đã kế thừa rất thành công.

Chuyến đò vĩ tuyến là một trong những ca khúc nhạc vàng đầu tiên
Chuyến đò vĩ tuyến là một trong những ca khúc nhạc vàng đầu tiên

Trong bản nhạc tờ của nhà xuất bản Diên Hồng phát hành tháng 8 năm 1956, bài Chuyến Đò Vĩ Tuyến ghi điệu rumba lente, điệu nhạc này khá gần với giai điệu bolero nên cũng có thể xem đây là 1 ca khúc điệu bolero nói chung.

>>> Xem thêm: Đời đá vàng: Ca khúc duy nhất tại Việt Nam được “thai nghén” trong suốt 38 năm được lấy cảm hứng từ con thạch sùng

Nội dung ca khúc “Chuyến đò vĩ tuyến”

Chuyến Đò Vĩ Tuyến kể về cô gái một mình lênh đênh trên con đò để chờ người yêu vượt sông Bến Hải vào miền Nam trong đêm trăng sáng.

Đêm nay trăng sáng quá anh ơi

Sao ta ̼l̼ì̼a̼ ̼c̼á̼c̼h̼ bởi dòng sông bạc hai màu

Lênh đênh trên sóng nước mông mênh

Bao đêm lạnh lẽo em chờ mong gặp bóng chàng

Một bài báo viết về Chuyến đò vĩ tuyến
Một bài báo viết về Chuyến đò vĩ tuyến

Vượt rừng vượt núi đến đầu làng

Đò em trong đêm thâu sẽ đưa chàng sang vĩ tuyến

Phương Nam ta sống trong thanh bình

Tình ngát hương nồng thắm bên lúa vàng ngào ngạt dâng

Lời nhạc bắt đầu bằng hình ảnh xúc động của một cô gái đã “vượt rừng vượt núi đến đầu làng” để chờ đưa đò đón người sang bên vỹ tuyến, để nối lại ân tình ở nơi phương Nam thanh bình, có lúa vàng ngào ngạt dâng hương nồng thắm.

Nhạc sĩ Lam Phương là người sinh ra ở miền Tây, chất dân ca đã thấm đẫm trong tâm hồn ông từ thơ bé, nên những ca khúc thuở đầu đời của ông đều có thấp thoáng bóng dáng của vùng quê êm đềm, trìu mến trong các ca khúc Nắng Đẹp Miền Nam, Trăng Thanh Bình, và trong bài Chuyến Đò Vĩ Tuyến cũng có tiếng hò ơ ngọt ngào để đưa người trai trở về bên mái ấm, và mong chờ một ngày “thanh bình sưởi ấm muôn lòng”.

Lời bài hát Chuyến đò vĩ tuyến
Lời bài hát Chuyến đò vĩ tuyến

Ơ… ơi… hò…

Dòng sông mơ màng và đẹp lắm

Anh ơi ai nỡ chia đôi bờ

để tình ta ngày tháng phải mong chờ

 

Hò… hơ…, hò… hơ…

Em và cùng anh xây một nhịp cầu

Để mai đây quân Nam về Thăng Long

Đem thanh bình sưởi ấm muôn lòng…

Ước vọng về viễn cảnh “quân Nam về Thăng Long” đã không thành hiện thực, nhưng ca khúc này vẫn được nhiều thế hệ yêu thích vì chứa chan tình cảm và có sự nhân văn thấm đẫm trong từng câu hát.

Nhắc đến Chuyến Đò Vĩ Tuyến là nhắc đến giọng hát Hoàng Oanh và Giao Linh. Cho dù trước và sau cô đã có rất nhiều ca sĩ khác nhau hát bài này, nhưng giọng hát dạt dào tình cảm, sự luyến láy có chừng mực trong từng câu hát của Hoàng Oanh đã thể hiện được tròn vẹn ý nghĩa của bài hát. 

Sương khuya rơi thấm ướt đôi mi

Tim em lạnh lẽo như chiều đông ngoài biên thùy

Ai gieo chi khúc hát lâm ly

Như khơi niềm nhớ cuộc từ ly lòng não nùng

Ca sĩ Giao Linh, Hoàng Oanh đã từng thể hiện thành công ca khúc này
Ca sĩ Giao Linh, Hoàng Oanh đã từng thể hiện thành công ca khúc này

Bùi ngùi nhìn cách xa ngàn trùng

Giờ đây em điêu linh nơi quê nhà đang chìm đắm

Bao đêm thổn thức dưới trăng ngà

Hồn đắm say chờ đón ngày anh về sưởi lòng nhau

Năm 2018, Nhà Xuất Bản Tinh Hoa Hải Ngoại đã mua bản quyền bài Chuyến Đò Vĩ Tuyến để phát hành nhạc tờ phiên bản mới, với hình ảnh ca sĩ Hoàng Oanh khi trình diễn ca khúc này trên Asia. Nhân dịp này, ca sĩ Hoàng Oanh đã chia sẻ kỷ niệm của cô về bài hát như sau:

“Năm 1971, đó là lần đầu tiên Hoàng Oanh thâu thanh bản nhạc CHUYẾN ĐÒ VĨ TUYẾN của nhạc sĩ Lam Phương vào băng nhạc Thanh Thúy 1 với hòa âm của nhạc sĩ Lê Văn Thiện. Kể từ đó, trong gần nửa thế kỷ “khóc cười theo mệnh nước nổi trôi”, bài hát CHUYẾN ĐÒ VĨ TUYẾN đã gắn bó với giọng ngâm – tiếng hát Hoàng Oanh như một định mệnh không thể tách rời.

Vĩ tuyến của biên giới hay vĩ tuyến của lòng người? Hai bờ Bến Hải đã trở thành đôi bờ đại dương. Hôm nay, từ Hải Ngoại nhìn về quê hương, nếu tình ngát hương vẫn nồng thắm bên lúa vàng ngạt ngào, nếu ánh trăng còn sáng trên dòng sông bạc hai màu thì chúng ta hãy cùng nhau bắc một nhịp cầu, để chờ một ngày mai thanh bình sưởi ấm lòng nhau”.

Click để nghe Giao Linh hát “Chuyến đò vĩ tuyến”:

Theo Nhạc vàng Bolero

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *