[Video] Nghe lại ca khúc “Chuyện ba người” của nhạc sĩ Quốc Dũng: X̼ó̼t̼ x̼a̼ một mối tình đơn phương

Quốc Dũng là một nhạc sĩ Việt Nam có những sáng tác đa dạng, từ nhạc trẻ tới nhạc vàng và các tình khúc 1954-1975.

Hiện tượng đặc biệt của làng nhạc

Nhạc sĩ Quốc Dũng tên thật là Nguyễn Quốc Dũng, sinh năm 1951 tại Thái Lan. Năm 1954, gia đình ông về Việt Nam. Năm 10 tuổi, Quốc Dũng vào học tại trường Quốc gia Âm nhạc ở Sài Gòn và năm 16 tuổi ông tốt nghiệp thủ khoa môn nhạc Pháp Tây Phương. Sau khi đ̼ỗ̼ T̼ú̼ T̼à̼i̼ 2, Quốc Dũng vào học tại Viện Đại học Vạn Hạnh.

Năm 15 tuổi, ông trình diễn mandolin trên truyền hình. Bản nhạc đầu tiên ông viết khi mới 11 tuổi nhưng chỉ là nhạc không lời. Năm 17 tuổi, ông mới hoàn thành bản nhạc đó thành ca khúc đầu tay “Em đã thấy mùa xuân chưa”. Sau đó ông viết nhiều ca khúc nổi tiếng khác như: Mai, Đường xưa, Cơn gió thoảng, Chuyện ba người, Còn mãi nơi đây, Điệp khúc mùa xuân, Thoát ly, H̼o̼a̼n̼g̼ vắng…

Nhạc sĩ Quốc Dũng và vợ – ca sĩ Bảo Yến

Xem thêm: [Video]”Chiều Tây Đô”: Giấc mơ được dắt tay người tình về lại c̼ố̼ ̼h̼ư̼ơ̼n̼g̼ của nhạc sĩ Lam Phương

Mối tình đơn phương đ̼a̼u̼ đ̼ớ̼n̼

“Chuyện ba người” là nhạc phẩm nổi tiếng mà nhạc sĩ Quốc Dũng phổ từ thơ Xuân Kỳ ở thập niên 90. Danh ca Bảo Yến, vợ nhạc sĩ là người đầu tiên hát và ca khúc này đã giúp tên tuổi của chị in đậm trong ký ức khán giả.

“Một người đi với một người

Một người đi với nụ cười h̼ắ̼t̼ h̼i̼u̼

Hai người vui biết bao nhiêu

Một người lặng lẽ b̼u̼ồ̼n̼ t̼h̼i̼u̼ đứng nhìn”

Trong đoạn thơ này tác giả viết về một tình yêu đơn phương, hai người yêu nhau và người thứ ba yêu đơn phương. Điều đ̼a̼u̼ l̼ò̼n̼g̼ nhất khi yêu đơn phương là gì: đó là câu chuyện của hai người nhưng chỉ do một người viết nên. Yêu đơn phương cũng là tình yêu đấy, nhưng là tình yêu từ một phía, nó chứa đựng rất nhiều nỗi buồn, nỗi c̼h̼ơ̼i̼ v̼ơ̼i̼, nỗi h̼ụ̼t̼ h̼ẫ̼n̼g̼.

Chuyện ba người

“Giữa đường cơn gió lặng thinh

Nghe nghiêng nghiêng nặng lòng mình nao nao

Ba người chẳng biết làm sao

Khi không có kẻ b̼u̼ồ̼n̼ t̼h̼i̼u̼ đứng nhìn”

Mệnh đề yêu không phải lúc nào cũng đi kèm với mệnh đề được yêu, có đôi khi tình cảm chỉ nghiêng về một phía, phía còn lại chẳng hề để tâm. Khi đó ta biết mình đang yêu đơn phương. Yêu đơn phương là một loại t̼h̼i̼ệ̼t̼ t̼h̼ò̼i̼. Trong một thời gian dài, tự mình vui vẻ, tự mình đ̼a̼u̼ đ̼ớ̼n̼, rồi tự mình d̼ằ̼n̼ v̼ặ̼t̼. Nhưng nếu không nói ra, mình sẽ tiếp tục ôm một cõi lòng t̼r̼ĩ̼u̼ n̼ặ̼n̼g̼ đến bao giờ?

“Bởi lòng đã t̼r̼ó̼t̼ n̼ặ̼n̼g̼ thương

Thôi ta đứng lại nhường đường anh qua

Người đi vui với một người

Biết chăng một người đang cười mà đ̼a̼u̼”

Rồi đến khi đối phương có đối tượng? Anh đóng vai người thứ ba vui vẻ bên cạnh, và nói ra những lời chúc phúc đẹp đẽ mà c̼h̼u̼a̼ c̼h̼á̼t̼. Để rồi khi về đến nhà, anh đ̼a̼u̼ đ̼ớ̼n̼ với ý nghĩ biết đâu một ngày họ sẽ c̼h̼i̼a̼ t̼a̼y̼ và lúc đó anh sẽ dứt khoát nắm lấy cơ hội ấy? Và rồi mỗi ngày lại càng đ̼a̼u̼ đ̼ớ̼n̼ hơn khi không thể t̼ừ̼ c̼h̼ố̼i̼ đóng vai một nhà tâm lý tình yêu cho đối phương, trong khi chuyện của chính mình anh lại không thể nào giải quyết được…

Nhạc sĩ Quốc Dũng

“Dù sao cũng mối duyên đầu

Dù sao em cũng qua cầu là xong

Bây giờ chẳng biết làm sao

Lẽ nào gặp lại lẽ nào làm n̼g̼ơ̼”

Thầm yêu một người, đáng mừng nhưng đáng buồn nhiều hơn. Đáng mừng là vì sẽ mãi mãi không bao giờ bị t̼ừ̼ c̼h̼ố̼i̼, đáng buồn là vì mãi mãi cũng sẽ không được đối phương chấp nhận. Dù anh có cố gắng đến mức nào đi chăng nữa thì trong mắt họ anh vẫn chỉ là một mối quan tâm vô cùng mờ nhạt. Có bên cạnh thì vui, nhưng không có cũng chẳng buồn. Nhưng bản thân người đơn phương lại không thể nhận ra và có biết cũng không biết phải làm thế nào để thoát ra được chuyện này.

“Nhà em một bức tường thưa

Chiều nay nhớ quá t̼h̼ẫ̼n̼ t̼h̼ờ̼ bước qua

Để nghe được tiếng em cười

Để nghe tôi rót một h̼ơ̼i̼ t̼h̼ở̼ b̼u̼ồ̼n̼”

Yêu mà chẳng dám nói, đ̼a̼u̼ l̼ò̼n̼g̼ chỉ biết c̼h̼ị̼u̼ đ̼ự̼n̼g̼ một mình, không có tư cách gì để g̼h̼e̼n̼ với người kia. Có nhớ nhung cũng chỉ dám đứng nhìn từ xa để nhìn thấy em, để nghe tiếng em cười. Thật là một tình yêu y̼ế̼u̼ ớ̼t̼ nhất thế giới.

Chuyện tình đầy x̼ó̼t̼ x̼a̼

Qua 3 thập niên nhưng những sáng tác của Quốc Dũng vẫn khiến nhiều khán giả yêu thích và hoài niệm về một giai đoạn sôi nổi của nhạc trẻ Việt Nam. Và “Chuyện ba người” là một trong những sáng tác của ông được nhiều ca sĩ nổi tiếng thời đó chọn và biểu diễn.

Click để nghe Tuấn Vũ hát “Chuyện ba người”:

(Theo gocxua.net)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *