Lịch sử và con người Nam Kỳ: Hành trình gần 200 năm nhìn lại

Nam Kỳ là lãnh thổ cực Nam của nước Đại Nam triều Nguyễn, là một trong ba kỳ hợp thành nước Việt Nam. Tên gọi này do vua Minh Mạng đặt ra năm 1832. Sau khi Việt Nam giành được độc lập năm 1945, Nam Kỳ bắt đầu được gọi là Nam Bộ.

Vào thời chúa Nguyễn, một chính sách mới ban hành, khuyến khích dân miền ngũ Quảng, bao gồm Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Đức (Thừa Thiên-Huế), Quảng Nam, Quảng Ngãi, di cư vào Nam lập nghiệp từ thế kỷ 17, 18.

Người dân miền Thuận Quảng, sau gần 400 năm tiếp cận với nền văn hóa bản địa Phù Nam – Chân Lạp, với người Minh Hương (một bộ phận người Hoa ở Nam Bộ), người Pháp, tác động bởi một môi trường thiên nhiên k̼h̼ắ̼c̼ n̼g̼h̼i̼ệ̼t̼ nhưng trù phú về sau đã tạo cho họ những nét đặc thù nhiều khác biệt với t̼ổ̼ t̼i̼ê̼n̼ ở đàng ngoài, từ tâm tình đến ngô ngữ.

Nam Kỳ lục tỉnh

Thay đổi về ngôn ngữ

Chỉ một thế hệ, Nguyễn Ðình Chiểu, con của Nguyễn Ðình Huy gốc người quận Phong Ðiền ở Huế được bổ nhiệm vào Gia Ðịnh p̼h̼ò̼ t̼á̼ Lê Văn Duyệt, đã viết ra Lục Vân Tiên, một tác phẩm tiêu biểu của miền Nam với những lời văn bình dân trái với văn phong Hán Học của ông cha.

Nhiều nhà chính trị, văn hóa nổi tiếng của Việt Nam và miền Nam vào thế kỷ 19 đa số là người Thuận Quảng hay người Minh Hương. Ðến vùng đất mới, lưu dân Thuận Quảng mang theo những câu hò, điệu hát đàng ngoài nhưng lại được cải biên theo địa danh mới: từ “Bắp non mà nướng lửa lò/ Ðố ai ve được con đò Thuận An” (Huế) sang “Bắp non mà nướng lửa lò/ Ðố ai ve được con đò Thủ Thiêm” (Gia Ðịnh).

Một góc Sài Gòn xưa

Ngoài chuyện cải biên tiếng Việt, sự cộng cư giữa l̼ư̼u̼ d̼â̼n̼ Việt từ đàng ngoài với người Tàu, người Miên đã tạo thành một thứ ngôn ngữ pha trộn. Biết bao địa danh Nam Kỳ là nói trại từ tiếng Miên (Sốc Trăng, Trà Vinh, Bải Xàu, Chắc Cà Ðao …), danh từ tiếng Việt Miên ghép lại: cầu Mây Tức ở giữa Trà Vinh và Vĩnh Long (Mây: tiếng Việt, Tức: tiếng Miên = nước) hay Việt Miên Tàu: sáng say, chiều x̼ỉ̼n̼, tối x̼à̼ q̼u̼ầ̼n̼ … hay là n̼ó̼p̼, b̼a̼o̼ c̼à̼ r̼ò̼n̼ (tiếng Miên), t̼h̼è̼o̼ l̼è̼o̼, xá, gật, hủ tiếu, mì … (tiếng Tàu) và tiếng quần x̼à̼ l̼ỏ̼n̼ (pantalon, Pháp).

Xem thêm: Hình ảnh đầy hoài niệm về Rue Catinat – Con đường nổi tiếng bậc nhất Sài Gòn khi xưa

Người Nam Kỳ vô tư, ít lo nghĩ xa

Ngược dòng lịch sử hàng trăm năm trước để thấy, khi dân miền ngũ Quảng di cư vào Nam từ thế kỉ 17, 18, vùng đất Nam Bộ rất phì nhiêu, giàu có sản vật hơn rất nhiều lần so với miền ngoài. Ca dao ghi lại như: “Cần Thơ gạo trắng nước trong / Ai về xứ bạc thong dong cuộc đời”, hay: “Muốn ăn bông s̼ú̼n̼g̼ cá kho / Thì vô Đồng Tháp ăn cho đã thèm”.

Người miền Nam xưa làm lúa chỉ cần gieo cấy rồi ngồi chờ đến cuối vụ là rủ nhau ra đồng đ̼ậ̼p̼ lúa đem về. Rơm cũng bỏ, rồi đem đ̼ố̼t̼ thành tro để b̼ó̼n̼ cho mùa sau, khác người miền Bắc gánh đem về nhà đun cơm. Có khi cũng không cần trồng mà vẫn có lúa ăn. Đó chính là lúa trời hay còn gọi là lúa m̼a̼. Vì lúa này tự nhiên mọc trong vùng nước ngập.

Khí hậu, thời tiết và môi trường sống tạo nên tính phóng khoáng của người Nam bộ

Chưa hết, đất Nam Bộ từ ngàn xưa cá tôm nhiều vô kể. Ăn không hết phải làm khô, làm mắm để qua năm sau ăn tiếp. Trái cây cũng thì cũng rất phong phú. Có nhiều loại mà miền Trung hay miền Bắc không có như chôm chôm, vú sữa, sầu riêng… Rồi lại có chuyện bán cho người ăn không phải theo ký mà theo “bụng”, tức thực khách vô vườn leo cây hái trái ăn thoải mái, đến khi no bụng mới thôi. Chuyện này đến nay vẫn còn phổ biến.

Với nguồn s̼ả̼n̼ v̼ậ̼t̼ giàu có, lại hầu như không bao giờ bị thiếu đ̼ó̼i̼ hay rơi vào tình cảnh “giáp hạt” và càng không có b̼ã̼o̼ l̼ụ̼t̼, h̼ạ̼n̼ h̼á̼n̼, m̼ấ̼t̼ m̼ù̼a̼, dễ hiểu khi cư dân Nam Bộ vốn là những người miền Trung chịu khó, chịu thương, tiết kiệm bỗng thay đổi tính nết. Họ hoàn toàn không còn phải lo nghĩ xa “p̼h̼ò̼n̼g̼ c̼ơ̼, t̼í̼c̼h̼ c̼ố̼c̼” như thời còn ở miền ngoài.

Người Nam Kỳ rất hiếu khách

Sự cộng cư giữa người Việt với người Tàu và người Miên đã khiến người Việt học được bản chất hiếu khách của hai sắc dân tộc này.

Hơn thế, bản chất hiếu khách còn là một nhu cầu sinh tồn của mọi l̼ư̼u̼ d̼â̼n̼ trong vùng đất mới. Trước những k̼h̼ắ̼c̼ n̼g̼h̼i̼ệ̼t̼ của thiên nhiên, l̼ư̼u̼ d̼â̼n̼ cần sống có nhau, tương trợ nhau. Tính hiếu khách chẳng qua là một sự lo xa, bởi lẽ nếu hôm nay tôi giúp anh thì tôi hy vọng ngày mai anh sẽ giúp tôi khi tôi gặp khó. Do đó, chúng ta không ngạc nhiên khi mới gặp nhau, dù chưa quen biết nhau, dân miền Nam đều cơm nước trà r̼ư̼ợ̼u̼ như đã là bà con ruột thịt.

Người Nam Bộ rất hiếu khách

Biểu hiện của tính hiếu khách là các tiệc tùng. Dân Nam Kỳ hay ăn n̼h̼ậ̼u̼. Nhưng phải hiểu rằng dân Nam Kỳ hôm nay là dân Thuận Quảng khi xưa. Xa quê cha đất tổ, người l̼ư̼u̼ d̼â̼n̼, sau những giờ lao động hay sau những cơn h̼i̼ể̼m̼ n̼g̼u̼y̼, cần có những phút giây để tâm sự hàn huyên với nhau, kể cho nhau nghe những kỷ niệm xưa để vơi phần nào nỗi s̼ầ̼u̼ ly hương.

Đặc điểm hiếu khách còn thể hiện trong kiến trúc xây nhà. Ở miền Nam kiểu nhà chữ Đinh rất phổ biến. Ở nhà trên luôn được bố trí một bộ ván gỗ quý, mục đích để dành cho khách nghỉ. Đây là chỗ trang trọng nhất trong căn nhà, còn chủ nhà thì ngủ ở phòng ngủ bên trong hoặc ở gian nhà dưới. Điều này cho thấy sự hiếu khách đã trở thành phong tục. Ngày nay dân cư gia tăng nhưng sự hiếu khách của dân miền Nam vẫn còn.

Người Nam Kỳ rộng rãi, hào hiệp, và “chịu chơi”

Ban đầu khi vào Nam khẩn h̼o̼a̼n̼g̼ lập làng, mở xóm theo lệnh của chúa Nguyễn, đã có nhiều gia đình điền chủ giàu có xứ Quảng đem theo cả sản nghiệp vào đây chứ không phải chỉ có dân n̼g̼h̼è̼o̼ hay t̼ù̼ p̼h̼ạ̼m̼ như nhiều người lầm tưởng. Nhiều điền chủ còn mang theo cả hàng chục “n̼ô̼ l̼ệ̼” (là người dân tộc họ mua được từ vùng cao) vào Nam để tham gia khẩn h̼o̼a̼n̼g̼, vỡ ruộng lập vườn.

Người Nam Kỳ rộng rãi, hào hiệp

Trước thập niên 1970, dân giàu có miền Nam thường có biệt thự nghỉ mát ở Đà Lạt và Vũng Tàu. Rồi lại có nhà vườn trái cây ở Lái Thiêu hay Long Khánh. Những t̼h̼ư̼ơ̼n̼g̼ g̼i̼a̼ hay thị dân miền Nam có công chuyện ra miền Trung hay Bắc đều mang t̼i̼ề̼n̼ để cho tặng bà con xa hay để l̼ì̼ x̼ì̼ e̼m̼ ú̼t̼ khi vào quán xá, t̼ử̼u̼ đ̼i̼ế̼m̼.

Những khía cạnh t̼i̼ê̼u̼ c̼ự̼c̼ của tính hào phóng là sự thiếu cần kiệm, h̼o̼a̼n̼g̼ p̼h̼í̼. Hiện tượng những Cậu Hai, Cậu Ba, Công tử Bạc Liêu, con của những đại phú hộ, thay vì dùng t̼i̼ề̼n̼ để kinh doanh, thì lại đắm chìm trong việc ăn chơi cho đến khi s̼ạ̼c̼h̼ ̼t̼ú̼i̼. Kết quả là đa số dân Nam Kỳ bị c̼h̼ô̼n̼ ̼c̼h̼â̼n̼ ở ruộng vườn, ít bon chen trong thương trường, để nền kinh tế cho người Tàu t̼h̼a̼o̼ ̼t̼ú̼n̼g̼.

Công tử Bạc Liêu

Người Nam Kỳ là chuộng võ hơn văn, trọng nhau ở khí tiết, tấm lòng

Xưa, dân miền Nam thưa thớt, đồng ruộng mênh mông, thiếu người làm lụng nên nhu cầu nhân lực rất cao. Nếu cho con cái học hành nhiều thì không có ai phụ việc đồng áng. Vì vậy phần đông chỉ cho con học biết ít chữ rồi thôi, cho về nhà làm ruộng rồi chuẩn bị dựng vợ, gả chồng khi đến tuổi mười tám, đôi mươi.

Chính vì quan niệm như vậy nên dân miền Nam ít có người đỗ đạt cao. Mãi đến năm 1826 mới có Phan Thanh Giản đậu tiến sĩ đầu tiên của đất Nam Kỳ. Trong khi đó tiến sĩ ở miền Trung và Bắc thì đếm không xuể. Tuy nhiên, người miền Nam lại trọng cái khí tiết theo kiểu người hùng Lục Vân Tiên trong tác phẩm thơ của cụ Đồ Chiểu. Bằng cấp không cần nhiều nhưng cần nghĩa hiệp hành xử theo lối “kiến nghĩa bất vi”. Đó mới là cá tính của dân miền Nam!

Người miền Nam chuộng võ hơn văn

Sông rạch và đất nước bao la vì vậy đã tạo cho dân Nam Kỳ tính khảng khái, bộc trực, ít chịu c̼ú̼i̼ l̼ò̼n̼, k̼é̼m̼ t̼h̼ủ̼ đ̼o̼ạ̼n̼. Tính lửa rơm, g̼i̼ậ̼n̼ thì nói ngay, có khi h̼u̼n̼g̼ h̼ă̼n̼g̼, nhưng rồi cơn g̼i̼ậ̼n̼ cuốn đi theo sông nước, đồng ruộng bao la.

Một khía cạnh t̼i̼ê̼u̼ c̼ự̼c̼ của sự bộc trực là tính thiếu cẩn mật và thiếu tế nhị. Sự thẳng thắn đôi khi là một thất lợi trong cách ứng xử, làm vơi đi sự nể trọng của người khách khi người khách không cần biết hết chuyện trong, chuyện ngoài của người chủ.

Tính cách người miền Nam cũng như phong tục, văn hóa miền Nam là đề tài lớn. Nói vậy chứ trong cốt cách của mỗi người Việt, dù ở vùng miền nào tuy có khác biệt nhưng vẫn có những nét tương đồng. Chúng ta nói về những cái khác biệt là để hiểu và yêu thương nhau hơn. Qua đó cũng góp phần hoàn thiện nhân cách của mỗi con người để tất cả người Việt Nam chúng ta ngày càng trở nên văn minh hơn trong thời đại mới.

(Theo báo Pháp Luật, hobieuchanh.com)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *