Ký ức về một Mỹ Tho 70 năm trước: Bạn còn nhớ những buổi trà dư tửu hậu?

Theo đà phát triển của đất nước, TP Mỹ Tho cũng từng bước đi lên, vì thế bộ mặt bên ngoài cũng thay đổi rất nhiều. Tuy nhiên, ký ức về một “Mỹ Tho xưa”, có lẽ vẫn còn là hình bóng êm đẹp với nhiều người lớn tuổi mà họ thường nhắc nhở với niềm thân thương trong những buổi trà dư tửu hậu.

Những ký ức nằm sâu trong tiềm thức về các địa danh nổi tiếng

Mỹ Tho xưa có những con đường, hay những địa danh nổi tiếng mà đến nay người ta vẫn còn dùng hay vẫn nằm sâu trong tiềm thức. Dù những chỗ ấy giờ không còn một t̼à̼n̼ ̼t̼í̼c̼h̼ nào của một thời vang bóng. Đó là Bót số Tám (vị trí ngay Trung tâm Y tế Dự phòng); đoạn đường Trần Hoàng Quân (nay là Tết Mậu Thân) từ khu vực Thư viện tỉnh cho đến gần sân bay (hồ tắm bây giờ) là đoạn đường có những cây còng cổ thụ vì thế nên đoạn đường nầy có biệt danh là đường Hàng Còng Hay xóm Hàng Còng.

Ngoài ra còn có Ngã tư Quốc tế, giao lộ của Đinh Bộ Lĩnh – Trịnh Hoài Đức; Năm Nồi, (khu Năm Nồi bây giờ). Ba địa danh nầy nổi tiếng là tụ điểm bát nháo của giới ăn chơi hoạt động trước năm 1975. Bạn có còn nhớ về những địa danh nổi tiếng khác như: Bến Tắm Ngựa, Ngã Ba Sở Rác, (giao lộ Tạ Thu Thâu – Đinh Bộ Lĩnh) hay T̼r̼ạ̼i̼ ̼g̼i̼a̼m̼, từ để chỉ Trung tâm Cải huấn cũ, nằm ngay vị trí nhà hàng Sông Tiền bây giờ, Hãng Xáng, chỉ địa điểm cuối đường Tết Mậu Thân hướng bờ sông ngày nay, và Quân Tiếp vụ, ở khu vực Cây xăng số 9…

Ngôi nhà này trước đây là ga Mỹ Tho.
Ngôi nhà này trước đây là ga Mỹ Tho.

Một điều khá đặc biệt là TP. Mỹ Tho trước có nhiều trường tư thục từ sơ cấp đến trung học cấp 2, 3. Sơ cấp thì có Lễ Nghi Học Hiệu (gần trường Hoa văn Quảng Triệu) của bà Đốc Tiền, trường nầy nổi tiếng về kỉ luật và lễ phép, đặc biệt trường dạy cả “tiếng Tây” với những câu chào hỏi thông thường; và trường Quang Trung (ngã tư Chợ Cũ cũ).

Trung học thì có Thiên Hộ Dương (phía sau trường Nữ Tiểu học, giờ là trường Tiểu học Thủ Khoa Huân), trường Văn Hiến (đối diện Nữ Tiểu học), trường Chân Phúc Liêm (gần cổng trước Khu Bảo tàng tỉnh bây giờ), trường Hùng Vương (cuối đại lộ Hùng Vương), trường Phụ huynh Học Sinh chỉ dạy từ 19 giờ mỗi ngày (đặt ngay trường Nữ Tiểu học).

Những đứa trẻ ngày xưa phải vất vả mưu sinh.
Những đứa trẻ ngày xưa phải vất vả mưu sinh.

Đặc biệt là trường tiểu học Trương Công Định, là một trường được xây dựng bằng gỗ tọa lạc tại khu vực Trung tâm Văn hóa tỉnh bây giờ. Vào năm 60, trường này được đổi tên là trường Trung học Bán công Trương Công Định. Đến năm 62, trường Bán công Trương Công Định được dời về ngã tư Lý Thường Kiệt – Vòng Nhỏ (nay là Trần Hưng Đạo) và được đổi tên là trường Bán công Mỹ Tho, là tiền thân của trường Trần Hưng Đạo ngày nay.

Về “trường Tàu” thì có hai trường: Một là trường Quãng Triệu, sau đổi là Việt Tú, hai là trường Đức Hạnh ở đường Phan Thanh Giản. Hai trường nầy giờ là trường Tiểu học Nguyễn Trãi và Trung tâm Giáo dục thường xuyên.

Những cô nữ sinh ngày xưa thướt tha trong tà áo dài.
Những cô nữ sinh ngày xưa thướt tha trong tà áo dài.

>>> Xem thêm: Vẻ đẹp của Hà Nội xưa và nay qua những khung hình còn mãi với thời gian

Đường phố ngày ấy chỉ có xe đạp, hiếm người có xe gắn máy

Điều làm bộ mặt Mỹ Tho thay đổi rõ ràng là lượng xe cộ quá đông và đường phố khang trang rộng rãi, hàng quán rộ lên rất nhiều so với trước kia. Mỹ Tho hồi ấy ít xe lắm, mà đa số là xe đạp, công chức, thầy cô giáo cũng không mấy người có xe gắn máy, còn học sinh thì trăm phần trăm đi xe đạp. Đến năm 66, dù xe honda đã vào nước ta nhưng đường phố cũng chẳng đông đảo bao nhiêu.

Chỉ có những giờ cao điểm là lúc tan trường, tan sở thì ngoài đường khá nhộn nhịp đôi chút. Nhưng chỉ tập trung ở ngã tư Lê Lợi – Đinh Bộ Lĩnh, xe gắn máy ít vậy nên cả thành phố chỉ có mấy cây xăng. Cây xăng Hồng Vũ tại bến đò Hồng Vũ, cây xăng Năm Nồi tại khu vực Năm Nồi, cây xăng ở trên chợ Vòng Nhỏ và một cây xăng tại bùng binh chợ Thạnh Trị cũ. Cây xăng này dẹp trước năm 60, nhưng địa danh “Ngã tư Cây Xăng” vẫn tồn tại đến năm 75, và cho đến nay vẫn còn người nhắc đến.

Đường phố lúc bấy giờ chỉ toàn là xe đạp.
Đường phố lúc bấy giờ chỉ toàn là xe đạp.

Sau đó có cây xăng tại Ty Cấp thoát nước (giờ cây xăng này cũng không còn), đường sá thì chỉ có đại lộ Hùng Vương và đường Gia Long (nay là 30-4) là rộng rãi và sạch sẽ nhất, còn hầu hết thì loang lổ long chong. Hai bên đường đa số được trồng me, nhất là đại lộ Hùng Vương và đại lộ Lê Lợi (xưa dùng từ đại lộ).

Đại lộ Lê Lợi là khu vực chợ nên có lượng xe nhiều nhất, kế đó là Đinh Bộ Lĩnh nối liền với Thủ Khoa Huân, vì lượng xe từ hướng Gò Công đi lên, và từ mọi miền đổ xuống đều phải qua ngõ duy nhất là Cầu Quây.

Dù ở trung tâm thành phố nhưng những con đường như Huỳnh Tịnh Của, Huyện Toại, Trương Định và khúc đường Alexandre de Rhodes (giờ là Nguyễn Tri Phương), từ Đài Chiến Sĩ (vị trí ngay đầu cầu Hùng Vương) chạy dài cho đến trại Nguyễn Văn Mua (nay là Cục Thuế TP) lại vắng hoe. Có người ở Mỹ Tho từ nhỏ nhưng cả chục năm cũng không có dịp đến những con đường nầy!

Một chiếc xe bán bánh mì thời xưa.
Một chiếc xe bán bánh mì thời xưa.

Khoảng đường từ ngã tư Lê Lợi – Đinh Bộ Lĩnh đến đường Gia Long có lẽ là đoạn đường đẹp nhất, thơ mộng và êm ả nhất, nhờ hai hàng me cổ thụ hai bên phủ bóng mát rượi, lại ít xe cộ nên yên tịnh, và nhất là rất sạch, vì khu nầy là nơi tập trung của các cơ quan, nhà ở của công chức nên không có cảnh sinh hoạt xô bồ, không có rác thảy ra đường.

Đường Trần Hoàng Quân (giờ là Tết Mậu Thân), đường Yersin nằm dọc theo hai bên giếng nước có người “cả đời không đi tới” bởi ai cũng ngại sự lầy lội, d̼ơ̼ ̼b̼ẩ̼n̼ của nó… “Đ̼ấ̼t̼ ̼T̼h̼á̼n̼h̼Tây” là khu vực từ đường Vòng Nhỏ (nay là Trần Hưng Đạo) chạy dài đến Cầu Dầu lại càng thưa thớt, lên xa hơn nữa là chợ Đồng Xanh (đúng ra là Đồng Sanh), rồi đến Q̼u̼a̼n̼ ̼Â̼m̼ ̼T̼u̼ ̼V̼i̼ệ̼n̼ thì hai bên cỏ mọc um tùm, còn mang dáng dấp miệt vườn.

Những con người lam lũ ngày đêm vất vả mưu sinh.
Những con người lam lũ ngày đêm vất vả mưu sinh.

Câu hỏi lí thú: Có đường Vòng Nhỏ, tất phải có đường Vòng Lớn, vậy nó nằm ở đâu? Xin thưa, đó là con đường từ chợ Cầu Cống đến đầu cầu Rạch Miễu, con đường này có tên là lộ Vòng Lớn, sau đổi là lộ Bờ Dừa và nay là QL 60 (người ở Mỹ Tho “hàng tám, hàng chín” mới biết điều nầy!).

Tịnh xá Ngọc Tường hồi mới thành lập nằm giữa ruộng, xung quanh không hề có nhà cư dân. Từ đó trở lên Cầu Sắt, đến năm 62, 63 hai bên đường còn là đồng lúa xen kẽ với những rặng trâm bầu và lau sậy, cỏ dại um tùm.

Hình ảnh sông nước Mỹ Tho 70 năm về trước.
Hình ảnh sông nước Mỹ Tho 70 năm về trước.

Đường Trưng Trắc từ Cầu Quây đến cây xăng Hồng Vũ là đoạn đường sầm uất nhất của thành phố, bởi đó là khu của chợ cá, chợ rau, chợ gà vịt, chợ miệt vườn; lại là nơi tập trung nhiều đại lý bánh kẹo, tạp hóa,… cho các vùng xa. Nhưng đến 18, 19 giờ thì nơi đây lại vắng tanh theo qui luật “chợ về chiều”.

Bù lại, đoạn đường từ Cầu Quây kéo dài đến Vườn Hoa Lạc Hồng (nay là công viên Thủ Khoa Huân) vào thời điểm nầy lại vô cùng náo nhiệt nhờ một dãy bar nằm cặp bờ sông bán đủ loại thức ăn, thức uống. Nổi tiếng nhất là A Lục (hủ tiếu), Việt Hải, Xừng Ký (cơm), Hương Duyên, Duyên Thắm (kem).

Những đứa trẻ vui đùa ngày ấy giờ đây có lẽ đã con cháu đầy nhà.
Những đứa trẻ vui đùa ngày ấy giờ đây có lẽ đã con cháu đầy nhà.

Đến năm 65, 66, để đáp ứng nhu cầu cho q̼u̼â̼n̼ ̼v̼i̼ễ̼n̼ ̼c̼h̼i̼n̼h̼, khu vực nầy lại mọc thêm những “sờ nách” bar ở cuối dãy với những tiếp viên môi mồng đỏ choét, uống bia như rồng hút nước và nói tiếng Anh… bồi như gió!

Ký ức đi xem ca nhạc, xem phim thời xưa

TP. Mỹ Tho thời trước có ba rạp hát: Rạp Vĩnh Lợi chuyên chiếu phim Ấn Độ, tiền thân của rạp này là rạp cải lương của Thầy Năm Tú, rạp hát cải lương đầu tiên của miền Nam. Sau 75, rạp Vĩnh Lợi được cải tên là Tiền Giang;

Rạp Định Tường chuyên chiếu phim Tây; và Viễn Trường thì không chuyên loại phim nào, tiền thân của rạp Viễn Trường, là rạp cải lương Huỳnh Kỳ của Bạch Công Tử. Sau đổi tên là Tân Viễn Trường. Năm 1980 lại đổi là Mỹ Tho. Sau một thời gian b̼ị̼ ̼b̼ỏ̼ ̼h̼o̼a̼n̼g̼, rạp Viễn Trường lại b̼ị̼ ̼p̼h̼á̼ ̼b̼ỏ̼ để xây dựng siêu thị Thành Nghĩa.

Để mua được vé xem phim, xem ca nhạc thời đấy đúng là một điều xa xỉ.a
Để mua được vé xem phim, xem ca nhạc thời đấy đúng là một điều xa xỉ.

Rạp Vĩnh Lợi và Viễn Trường có lợi thế là chứa được nhiều khán giả nên cũng là nơi mà các đoàn cải lương hay đại nhạc hội ghé thăm, cũng là nơi tụ tập của hàng mấy chục sòng bầu cua cá cọp trải dài trước rạp vào những ngày tết, đã làm cho không gian hai khu vực này càng thêm ồn ào, náo nhiệt.

Rạp Định Tường dù nhỏ, nhưng có lẽ lượng người coi đông nhất và phần đông là dân “trí thức”, bởi phim luôn “phụ đề Việt ngữ”, chứ không được “chuyển âm tại phim trường Mỹ Phương” như rạp Vĩnh Lợi, nên khán giả bình dân khó theo dõi được.

70 năm trước Mỹ Tho đã có 3 rạp chiếu phim và ca nhạc.
70 năm trước Mỹ Tho đã có 3 rạp chiếu phim và ca nhạc.

Vào những ngày chiếu phim hay như Benhur, OSS 117… thì rạp chỉ bán mỗi người hai vé (sợ mua nhiều mà t̼u̼ồ̼n̼ ̼r̼a̼ ̼c̼h̼ợ̼ ̼đ̼e̼n̼!). Hàng chục bàn tay luồn vào cái lỗ bán vé nhỏ xíu; khi cầm được vé, rút tay cũng trầy vi tróc… da tay!

Đó là những ký ức không thể quên của người dân Mỹ Tho 70 năm về trước. Có lẽ giờ đây lớp người trẻ chỉ còn được được nghe kể lại từ các thế hệ cha ông đi trước. Họ vẫn thường nhắc lại trong những buổi trà dư tửu hậu để nhắc nhở con cháu ghi nhớ về một thời đã qua.

Theo Saigonxua.org và Fanpage Saigonxua

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *