Câu chuyện có thật phía sau ca khúc “Từ đó em buồn”: Sự chờ đợi vô vọng trong tình yêu

“Từ Đó Em Buồn” là bài nhạc vàng nổi tiếng của nhạc sĩ Trần Thiện Thanh, được biết đến qua tiếng hát Thanh Lan và Phương Dung trước năm 1975. Nội dung của bài hát là câu chuyện có thực được chính nhạc sĩ kể lại trong một buổi phỏng vấn. Ngoài ra, hoàn cảnh của nhân vật trong Từ Đó Em Buồn cũng rất tương đồng với hoàn cảnh của một người nổi tiếng trong làng thơ, đó là thi sĩ Vũ Anh Khanh, tác giả Tha La Xóm Đạo.

Cô bạn cùng lớp

Về hoàn cảnh sáng tác bài này, trong một buổi phỏng vấn nhạc sĩ Trần Thiện Thanh, ông có kể lại như sau: Hồi xưa, khi học trường Trung học Phan Bội Châu ở Phan Thiết. Ông có cô bạn cùng lớp. Cô này có bà chị rất xinh đẹp, là giai nhân của thành phố biển và có người yêu tập kết ra Bắc vào năm 1954. Chàng hứa hẹn hai năm sau sẽ về cưới nàng làm vợ.

Chân dung nhạc sĩ Trần Thiện Thanh

Nàng chờ đợi người tình suốt 10 năm, nhưng bóng hình người yêu vẫn biệt vô âm tín. Một hôm, nàng nhận được tin k̼h̼ủ̼n̼g̼ ̼k̼h̼i̼ế̼p̼, anh ta đã bỏ mình trong rừng s̼â̼u̼ ̼n̼ú̼i̼ ̼t̼h̼ẳ̼m̼. Tin tức như s̼é̼t̼ ̼đ̼á̼n̼h̼ bên tai, nàng đau khổ vô cùng. Bao năm qua, người đẹp thương yêu, nhung nhớ, đợi chờ người tình hồi hương. Trong phút chốc, hy vọng, mong đợi mòn mỏi của má hồng đã trở thành mây khói…

Khi kể xong câu chuyện, Trần Thiện Thanh cảm thán: Liệu tình yêu trai gái kia, liệu nỗi buồn của người đẹp, liệu sự chờ đợi của giai nhân với anh chàng tập kết kia, có đặt đúng chỗ hay không?

Cô bạn cùng lớp xinh đẹp (ảnh minh hoạ)

Trước 1975, có 2 ca sĩ hát bài Từ Đó Em Buồn là Thanh Lan và Phương Dung. Riêng Thanh Lan có đến ba bản thu âm khác nhau, với phần lời được hát khác nhau ở 1 câu mà ít người để ý tới. Đó là câu hát: Tin anh g̼ụ̼c̼ ̼ᴄ̼h̼ế̼t̼ giữa lúc băng dòng sông vô đây xây ân tình.

Tuy nhiên cũng có 1 phiên bản khác, Thanh Lan hát là: Tin anh g̼ụ̼c̼ ̼ᴄ̼h̼ế̼t̼ giữa chốn nông trường xa cho tơ duyên bẽ bàng…

Từ trước đến nay, có 1 vài thắc mắc của khán giả nghe nhạc vì không biết là đoạn nào mới là đúng theo nguyên tác. Khi xem lại tờ nhạc phát hành trước 1975, có thể thấy 2 đoạn này đều được in vào bài hát, nghĩa là ca sĩ hát đoạn nào cũng đúng. Xin xem hình bên dưới:

>>> Xem thêm: Thanh Lan: B̼i̼ ̼k̼ị̼c̼h̼ hôn nhân thiếu gia – mỹ nhân đình đám một thời ở Sài Gòn

Sự trùng hợp kỳ lạ

Theo câu chuyện kể của nhạc sĩ Trần Thiện Thanh, người trai trong bài hát đã đi tập kết năm 1954. Nhạc sĩ không hề nói rõ người đó cụ thể là ai. Tuy nhiên khi xem lại, thấy câu chuyện rất trùng hợp với một người người nổi tiếng trong văn đàn Việt Nam, đó là nhà thơ Vũ Anh Khanh, tác giả bài thơ Tha La Xóm Đạo được nhạc sĩ Dũng Chinh phổ thành ca khúc nổi tiếng.

Những điều trùng hợp đó là nhà thơ Vũ Khanh Anh cũng quê ở Phan Thiết, cùng quê với Trần Thiện Thanh. Vũ Anh Khanh cũng tập kết ra Bắc như lời Trần Thiện Thanh kể. Sau khi ra miền Bắc, Vũ Anh Khanh cảm thấy thất vọng, nhận thấy mình đã sai lầm và nhanh chóng tìm đường trốn quay trở lại miền Nam bằng cách băng qua dòng Bến Hải để rồi bỏ mạng oan uổng nơi đó. Chi tiết này trùng hợp với câu hát “Tin anh gục ᴄhếƭ giữa lúc băng dòng sông vô đây xây ân tình…”

Hình anh “vô đây xây ân tình” vốn dành cho những người vượt Bến Hải để vào Nam, như trong 1 ca khúc của nhạc sĩ Xuân Tiên là Khúc Hát Ân Tình. Vũ Anh Khanh tập kết năm 1954, và qua đời năm 1956 khi tìm đường quay trở lại. Chi tiết này cũng được nhắc đến trong bài hát: “đếm tròn hai mùa Xuân sẽ về nối lời thề…”.

Phương Dung từng thể hiện ca khúc khá thành công

Đến tận 10 năm sau đó, tức là năm 1966, người yêu của Vũ Anh Khanh mới biết tin dữ về ông, qua tin tức của một người cùng quê, hồi hương thăm gia đình:

Xuân qua hè tới, thấm thoát đã mười thu không tin thư đưa về

Vào một đêm sương có người trai hồi hương, báo một tin thật buồn

Câu chuyện về sự ra đi của Vũ Anh Khanh rất nổi tiếng vào thời đó, nên có thể nhạc sĩ Trần Thiện Thanh đã lấy cảm hứng để viết thành bài hát Từ Đó Em Buồn nổi tiếng và được yêu thích nhiều năm qua.

Cũng có thể bài hát không liên qua đến nhà thơ Vũ Anh Khanh, tuy nhiên câu chuyện trong bài hát như là một biểu tượng đau thương cho sự mất mát của đất nước trong cảnh binh đao. Đó là 1 thời mà nhiều phụ nữ, ở cả Nam lẫn Bắc, đã mỏi mòn chôn vùi xuân xanh để chờ tin người yêu, hoặc tin chồng, để rồi mãi mãi không thể gặp lại.

(Theo Nhạc Vàng Bolero)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *