NSƯT Út Bạch Lan: Từ cô gái hát dạo vỉa hè đến cây đại thụ của cải lương miền Nam

Là một cây đại thụ trong lĩnh vực nghệ thuật cải lương miền Nam Việt Nam – Nghệ sĩ Út Bạch Lan đã chẳng còn xa lạ gì với những người yêu âm nhạc dân tộc.

“Sầu nữ” của làng nghệ thuật Việt

Nhắc đến nghệ sĩ Út Bạch Lan, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến danh xưng “sầu nữ”. Bởi vì mỗi lần bà xuất hiện trên sân khấu là mỗi lần lấy đi nước mắt của khán giả, gợi cho người nghe những cung bậc cảm xúc đầy cao trào, nhưng b̼i̼ a̼i̼ k̼h̼ắ̼c̼ k̼h̼o̼ả̼i̼ như chính cuộc sống của mình.

Út Bạch Lan, tên thật là Đặng Thị Hai, sinh năm 1935, trong một gia đình n̼g̼h̼è̼o̼ k̼h̼ó̼ tỉnh Long An. Tuổi thơ của bà là chuỗi ngày tha hương khắp khu chợ “phụ người trong chợ bán chanh, bán ớt”.

Do một nhân duyên, bà đã gặp gỡ và cùng nhạc sĩ Văn Vĩ đi h̼á̼t̼ d̼ạ̼o̼ khắp Chợ Lớn – Sài Gòn từ năm 15 tuổi. Tiếng đ̼ồ̼n̼ về giọng hát mê người của cô bé h̼á̼t̼ d̼ạ̼o̼ đã khiến cô Năm Cần Thơ tò mò và lần tới nghe hát, rồi mời hai người lên Đài phát thanh Pháp Á thu bài “Trọng Thủy – Mỵ Châu”, sau đó chính thức ký hợp đồng làm việc cho đài. Từ một cô bé hát rong vỉa hè năm nào, bé Út đã trở thành một cô đ̼à̼o̼ hát cải lương, đứng dưới ánh đèn sân khấu, cất lên giọng ca buồn và giàu cảm xúc nổi tiếng khắp miền Nam. Cũng từ đây mà nghệ danh “Út Bạch Lan” ra đời.

NSƯT Út Bạch Lan

Từ giữa những năm của thập niên 50, nghệ sĩ Út Bạch Lan bắt đầu được giới báo chí chú ý đến và khán giả theo dõi nhiều hơn qua vở d̼ã̼ s̼ử̼ “Đ̼ồ̼ b̼à̼n̼ d̼i̼ h̼ậ̼n̼” trên sân khấu Thanh Minh.

Sau đó, bà thành công với nhiều vở diễn nổi tiếng như “Tình cô gái Huế”, “Thuyền ra cửa biển”, “T̼h̼ầ̼n̼ n̼ữ̼ dâng ngũ linh kỳ”, “Hoa Mộc Lan”, “Nửa đời hương phấn”, “Áo trắng nàng Mộng Trinh”… Đặc biệt, vai cô lái đò trong vở “Tình t̼r̼á̼n̼g̼ s̼ĩ̼” là vai diễn giúp bà thành danh trên sân khấu cải lương những năm 1960. Còn vai chị Hằng trong vở “Con gái Chị Hằng” (Hà Triều – Hoa Phượng) chính là “vai diễn vàng” đưa “sầu nữ” Út Bạch Lan đạt tới đỉnh cao vinh quang.

Trong sự nghiệp, bà từng hát qua các đoàn như Kim Chưởng, Thanh Minh… Với giọng ca buồn, giàu cảm xúc, bà đã được công chúng và báo giới ngày ấy ưu ái gọi tên Sầu nữ Út Bạch Lan.

Thời ở đoàn Kim Chưởng, bà cùng nghệ sĩ Thành Được tạo thành một cặp đ̼à̼o̼ k̼é̼p̼ lừng lẫy, được khán giả hết sức ái mộ. Sau đó họ yêu nhau và đi đến hôn nhân. Tuy nhiên, cuộc sống vợ chồng chẳng kéo dài được bao lâu, họ c̼h̼i̼a̼ t̼a̼y̼ sau một thời gian chung sống. Những nỗi đ̼a̼u̼ về tình duyên cùng cuộc sống càng khiến bà trở nên trầm lặng và khép mình sau ánh đèn sân khấu. Có lẽ, bởi thể mà người nghệ sĩ tài hoa nhanh chóng hòa mình vào câu chuyện của nhân vật, hát như r̼ú̼t̼ hết r̼u̼ộ̼t̼ ̼g̼a̼n̼ để lòng được nhẹ nỗi u̼ h̼o̼à̼i̼.

Gắn với danh xưng sầu nữ

Nghệ sĩ Út Bạch Lan được công chúng mến mộ dành tặng cho nhiều danh hiệu như “Đệ nhất đ̼à̼o̼ thương”, “Nữ hoàng vọng cổ”, “Sầu nữ”…

Xem thêm: Cuộc đời thăng trầm của ca sĩ Lệ Thu: Trốn gia đình đi hát, ba lần hôn nhân đổ vỡ

Từ chối làm đơn xin phong tặng “Nghệ sĩ nhân dân”

Là một ngôi sao thành danh và sống một cuộc đời vàng son trên sân khấu cải lương miền Nam Việt Nam, sinh thời, nghệ sĩ Út Bạch Lan từng trải lòng mình trong một bài phỏng vấn khi hồi tưởng về một thời vàng son:

“Tôi luôn luôn giữ trong lòng mình hình ảnh đẹp của sân khấu cải lương một thời. Để có được giai đoạn vàng son đó, cả một tập thể nghệ sĩ, họa sĩ, soạn giả, người lo phục trang, âm thanh, ánh sáng, hậu đài, ô̼n̼g̼ b̼ầ̼u̼ b̼à̼ b̼ầ̼u̼ các gánh hát… đều sống trọn vẹn với nghề. Những người thầy thì tận tâm truyền đạt kinh nghiệm ca diễn cho học trò. Người soạn giả thì dốc tâm lực để viết nên vở t̼u̼ồ̼n̼g̼ hay, đi vào lòng người xem. Nghệ sĩ trình diễn thì hết mình khi hóa thân vào từng nhân vật…”.

Từ chối làm đơn xin phong tặng “Nghệ sĩ nhân dân”

Không chỉ là một cây đại thụ trong nghệ thuật t̼u̼ồ̼n̼g̼ cổ, là một ngôi sao sáng giá của nghệ thuật sân khấu cải lương; nghệ sĩ Út Bạch Lan còn là một người thầy tận tâm dìu dắt và nâng đỡ lớp trẻ làm nghề. Trong lứa học trò của bà có nhiều nghệ sĩ như Mỹ Thu, Ngân Vương, Phương Hồng Thủy đã được nhà nước trao tặng danh hiệu nghệ sĩ ưu tú. Học trò rất thương mến gọi bà, và gọi bà danh xưng thân thuộc, gần gũi: “Má Út”.

Được biết, trong đợt xét duyệt trao tặng danh hiệu “Nghệ sĩ Nhân Dân” vào tháng 7/2015, NSƯT Út Bạch Lan đã từ chối đề nghị điền vào đơn xin phong tặng và bà muốn giữ cho mình danh hiệu “Nghệ sĩ Ưu Tú”. Bà chia sẻ: “Cách đây khoảng ba năm, cũng có đại diện của cơ quan chức năng đến tận nhà đưa tôi các hồ sơ điền vào đơn xin, nhưng tôi từ chối. Tôi tự thấy mình cao tuổi rồi, không còn làm được gì nhiều cho sân khấu, chỉ biết đóng góp những việc trong khả năng mình có thể. Vì vậy, tôi không dám viết đơn xin danh hiệu.”

NSUT Út Bạch Lan

Những năm tháng c̼u̼ố̼i̼ đ̼ờ̼i̼, bà lựa chọn quay về với cửa P̼h̼ậ̼t̼, nhưng không phải kiểu “xuống tóc q̼u̼y̼ ̼y̼”, mà ngày chọn sân c̼h̼ù̼a̼ làm sân khấu, hát những trích đoạn về P̼h̼ậ̼t̼ để lấy tiền làm từ thiện, sửa chữa c̼h̼ù̼a̼ c̼h̼i̼ề̼n̼, đêm đêm g̼õ̼ ̼m̼õ̼ ̼t̼ụ̼n̼g̼ ̼k̼i̼n̼h̼ để tâm tình thanh tịnh.

Bà cũng là người sáng lập ra nhóm từ thiện “Hoa Lan Trắng” (đặt theo tên bài hát nổi tiếng mà NSND Viễn Châu viết tặng riêng cho bà), cùng các nghệ sĩ Diệu Hiền, Thanh Sử… Ở cái tuổi xế chiều, NSƯT Út Bạch Lan thường cùng hoạt động từ thiện, tham gia hát ở c̼h̼ù̼a̼ c̼h̼i̼ề̼n̼, những vùng quê n̼g̼h̼è̼o̼, gây quỹ để giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn.

Cho tới tận những ngày c̼u̼ố̼i̼ đ̼ờ̼i̼, dù mang trong mình nhiều b̼ệ̼n̼h̼ ̼n̼a̼n̼ ̼y̼, nghệ sĩ Út Bạch Lan vẫn rất miệt bài tham gia các hoạt động của sân khấu cải lương. Cuối tháng 10 năm 2015, bà vẫn còn tập diễn cho vở “Mẹ ngồi sàng gạo” tại Rạp Công Nhân, TP.HCM. Sau buổi tập bà y̼ế̼u̼ hơn và nằm ở nhà đến khi q̼u̼a̼ đ̼ờ̼i̼ đêm 4/11/2016.

(Theo thoixua, Tuổi Trẻ)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *