Hội quán Trung Hoa: Dấu ấn còn lại về khu phố người Hoa xưa ở phố cổ Hà Nội

Dấu ấn người Hoa tại Hà Nội

Ngày nay ít người còn nhớ Hà Nội từng các khu phố cư trú của người Hoa ngay trong l̼ò̼n̼g̼ phố cổ. Dấu ấn ít ỏi về cộng đồng Hoa Kiều tại phố cổ chỉ còn có thể thấy tại các hội quán ở phố Lãn Ông và phố Hàng Buồm.

Những hội quán Trung Hoa tại Hà Nội

Trong khu phố cổ Hà Nội hiện còn 2 hội quán: Hội quán Quảng Đông (tên khác là Hội quán Triều Châu, tại 22 Hàng Buồm, phường Hàng Buồm) và Hội quán Phúc Kiến (40 Lãn Ông, phường Hàng Bồ). Hội quán thường gặp trong các khu phố cư trú của người Hoa, là sản phẩm của sinh hoạt cộng động của những người cùng quê.

Hội quán thường là một công trình kiến trúc có quy mô lớn gồm cổng lớn ở phía trước, tiếp đến là một khoảng sân rộng, sau đó là phương đình, nơi diễn ra các nghi lễ, rồi đến chính tẩm – lớn nhất trong tổng thể kiến trúc Hội quán.

Hội quán Phúc Kiến trên phố Phúc Kiến xưa. Ảnh sưu tầm

Kết cấu khung gỗ và bộ mái của Hội quán thay đổi theo thời gian nhưng thường khá ổn định ở tường gạch chịu lực và ngói lợp. Khung gỗ được sơn son thếp vàng lộng lẫy. Mái được trang trí đắp nổi hình động vật hoặc ghép những mảnh sứ tráng men nhiều mầu.

Trong số 2 hội quán còn tồn tại ở phố cổ Hà Nội, Hội quán Phúc Kiến tại số 40 Lãn Ông được lập bởi cộng đồng người Hoa gốc Phúc Kiến sinh sống và làm ăn buôn bán ở thành Thăng Long xưa. Cộng đồng này định cư và hưng thịnh quanh khu vực Lãn Ông. Hội quán được dựng lên để thờ Thiên Hậu – một trong những vị thần quan trọng thần điện của người Trung Quốc. Thiên Hậu cũng gọi là Thiên Thượng thánh mẫu, việc thờ phụng nữ thần này có nguồn gốc từ Phúc Kiến vào cuối thế kỷ XI và lan đi khắp Trung Quốc trong thế kỷ sau đó.

Bên trong Hội quán Phúc Kiến ngày nay. Ảnh sưu tầm

Còn Hội quán Quảng Đông tại 22 Hàng Buồm thờ Quan Vân Trường, một nhân vật nổi tiếng về sự trung nghĩa sống ở thời Tam quốc. Cộng đồng người Quảng Đông được triều đình Lê – Trịnh cho định cư ở phường Hà Khẩu sau khi nhà Thanh ở Mãn Châu thôn tính nhà Minh ở Trung nguyên.

Dấu ấn người Hoa tại phố Lãn Ông

Phố Lãn Ông dài 180m, đi từ ngã tư phố Hàng Đường nối tiếp phố Hàng Buồm, c̼ắ̼t̼ ngã tư Chả Cá – Hàng Cân đến phố Thuốc Bắc, thuộc quận Hoàn Kiếm. Thời Pháp thuộc phố mang tên là phố Phúc Kiến (Rue des Phokiens), bởi ở đây tập trung nhiều người Hoa đến từ Phúc Kiến. Từ sau 1947 đến nay, phố này được gọi là phố Lãn Ông.

Hội quán Phúc Kiến trong ảnh thời xưa. Ảnh sưu tầm

Còn phố này từng là nơi cư trú của đông đảo người Hoa kiều, có đoàn thể riêng, trụ sở riêng và họ giữ gìn bản sắc vǎn hóa rất riêng. Có phụ nữ Hoa kiều vẫn giữ tục bó chân và sống ở đây mấy chục nǎm vẫn không nói một câu tiếng Việt nào. Người Hoa kiều thời đó vẫn h̼ú̼t̼ ̼t̼h̼u̼ố̼c̼ ̼l̼á̼ bào, ǎn cà la thầu, tóc c̼ắ̼t̼ ngắn và búi sau gáy…

Hội quán Phúc Kiến ngày nay. Ảnh sưu tầm

Thời xưa, Hàng Ngang, Hàng Buồm phần lớn là người Quảng Đông sinh sống. Còn cạnh đó, cũng là phố Hoa Kiều nhưng phần lớn là dân Phúc kiều, vì vậy mới có phố Phúc Kiến.

Hội quán Phúc Kiến còn được bảo tồn khá tốt. Ảnh sưu tầm

Trên phố Phúc Kiến, tại số 40 Lãn Ông ngày nay là Hội quán Phúc Kiến, nơi hội họp của người Hoa kiều khia xưa, mặt sau là trường dành cho con em người Hoa gốc Phúc Kiến sống ở Hà Nội. Sau này, Hội quán từng được trưng dụng để làm Trường tiểu học Hồng Hà, nhưng trường nay cũng đã được chuyển sang địa điểm khác và Hội quán sẽ được bảo tồn như một di tích văn hóa, nơi vẫn giữ được những dấu tích lịch sử đáng nhớ.

Trường Tiểu học Hồng Hà từng được đặt tại Hội quán Phúc Kiến. Ảnh sưu tầm

>>> Xem thêm: Chuyện ít biết về phòng trà nổi tiếng nhất Hà Nội xưa: Chủ nhân giàu nức tiếng, là nơi thu thập t̼ì̼n̼h̼ ̼b̼á̼o̼

Dấu ấn Hoa kiều trên phố hàng Buồm

Phố Hàng Buồm nằm trên dãy phố ngang c̼ắ̼t̼ trục đường phố thương mại khu phố cổ. Phố dài khoảng 300m, nằm theo hướng Đông – Tây. Đầu phía Đông của phố nối vào phố Mã Mây tại ngã tư với phố Đào Duy Từ, đầu phía Tây là ngã tư với ba phố: Hàng Đường, Hàng Ngang và Lãn Ông. C̼ắ̼t̼ ngang phố là phố Hàng Giày và phố Tạ Hiện.

Phố Hàng Buồm thời xưa. Ảnh sưu tầm

Phố xưa thuộc phường Hà Khẩu (còn gọi là Giang Khẩu), tổng Hữu Túc, huyện Thọ Xương, nơi cửa sông Tô Lịch đổ vào sông Hồng.

Bên trong Hội quán Quảng Đông tại Hàng Buồm. Ảnh sưu tầm

Phố Hàng Buồm xưa tập trung rất nhiều người Hoa đến sinh sống và buôn bán. Từ thế kỷ 19, phố này đã trở thành phố người Hoa. Theo các tài liệu còn ghi chép được thì ban đầu  người Hoa tập trung ở phố Việt Đông (nay là phố Hàng Ngang), sau lan sang các phố xung quanh như Hàng Bồ, phố Phúc Kiến (nay là phố Lãn Ông) rồi mới đến phố Hàng Buồm. Nghề sở trường của họ là buôn bán, mà Hà Khẩu lại có vị trí trên bến dưới thuyền thuận lợi nên phố đã trở thành nơi buôn bán và cư trú chính của người Quảng Đông.

Bên trong Hội quán Quảng Đông. Ảnh sưu tầm

Thời kỳ Pháp thuộc, phố có tên là Rue des Voiles. Lúc này phố Hàng Buồm đã tập trung rất đông các nhà Hoa kiều hoạt động buôn bán trong Hội quán Quảng Đông. Thời kỳ này nhiều lái buôn người Hoa đã lén lút giao thương với các lái buôn Pháp và dần trở thành n̼ộ̼i̼ ̼g̼i̼á̼n̼ nên được người Pháp b̼ả̼o̼ ̼h̼ộ̼ ngay trong những giai đoạn Hà Nội trải qua các phen b̼i̼n̼h̼ ̼đ̼a̼o̼ ̼k̼h̼ó̼i̼ ̼l̼ử̼a̼ (các năm 1873, 1882).

Trong những ngày đầu của cuộc k̼h̼á̼n̼g̼ ̼c̼h̼i̼ế̼n̼ toàn quốc c̼h̼ố̼n̼g̼ thực dân Pháp, Hàng Buồm nằm ở trung tâm Liên khu 1, do Ủy ban k̼h̼á̼n̼g̼ ̼c̼h̼i̼ế̼n̼ liên khu cho phép các cửa buôn bán của Hoa kiều được tự do mở cửa nên phố là nơi duy nhất của Hà Nội lúc đó có những hoạt động dịch vụ không khác gì thời bình. Một trong hai trạm quân y của Liên khu I cũng được đặt ở đây, tại số nhà 26 hiện nay.

(Tổng hợp)

>>> Xem thêm: Ký ức Hà Nội năm 1987: Xe máy hiếm hoi, xe đạp thống nhất trở thành “v̼ũ̼ k̼h̼í̼ t̼á̼n̼ g̼á̼i̼” hiệu quả

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *